Vải Thô Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Chất Thô

Vải thô không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, loại vải này trở lại một cách mạnh mẽ với xu hướng vải cổ điển độc đáo được rất nhiều đối tượng ưa chuộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng hethongnem.com tìm hiểu chi tiết về chất liệu vải này trong bài viết dưới đây nhé!

I. Vải thô là gì ?

Vải thô là vải được dệt từ sợi thiên nhiên hoàn toàn 100% như sợi bông hay sợi gai, không có các sợi nhân nhân tạo. Chất liệu vải tự nhiên hoàn toàn lành tính, an toàn cho cả những làn da nhạy cảm, thân thiện với môi trường tự nhiên. Đặc biệt, vải có độ dày vừa phải nên tạo độ thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè. Đồng thời, có thể giữ ấm hiệu quả trong những ngày mùa đông lạnh.

Vải Thô Là Gì
Vải thô là vải được dệt từ sợi thiên nhiên hoàn toàn 100% như sợi bông hay sợi gai, không có các sợi nhân nhân tạo

Hơn thế nữa, chất liệu vải thô còn mang đến sự cổ điển, độc đáo nên được ưa chuộng bởi rất nhiều tín đồ thời trang trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây khi xu hướng vintage, cổ điển đang lên ngôi mạnh mẽ. Vải từ chất liệu thô càng được sử dụng phổ biến hơn bao giờ hết.

II. Nguồn gốc chất liệu vải thô

Theo nhiều thông tin ghi lại, vải thô đã xuất hiện từ rất lâu, không rõ thời điểm chính xác. Ban đầu, loại vải này được ứng dụng để làm các trang phục của các dân tộc khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc trưng vùng miền, các bộ trang phục vải thô được thiết kế theo cách đa dạng khác nhau. 

Theo thời gian, loại vải này ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi hơn. Đặc biệt trong các sản phẩm thời trang khắp các sàn diễn quốc tế, các sản phẩm chăn ga gối nệm đa dạng. Giá cả phải chăng phù hợp với mức chi trả đa dạng của người tiêu dùng. 

Hơn thế nữa, vải thô còn được sáng tạo và thiết kế độc đáo, thành các sản phẩm trang phục thời trang trẻ trung, năng động. Vì thế, chất liệu này ngày càng được ưa chuộng bởi giới trẻ hiện đại.

III. Đặc tính cơ bản của vải thô bông

  • Vải thô sở hữu khả năng thấm hút tốt. Do làm từ những sợi tự nhiên, nên độ thấm hút đảm bảo chất lượng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. 
  • Chất liệu vải khi sờ có sự mềm mịn, nhẹ nhàng do thành phần chính từ chất liệu thiên nhiên
  • Độ đàn hồi tốt do có sự kết hợp của một số loại chất nhân tạo 
  • Được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm thời trang, chăn ga gối nệm, nội thất với những ưu điểm vượt trội. 
  • Giá cả phù hợp, đa dạng không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. 
  • Chất lượng an toàn cho sức khỏe, đảm bảo không gây kích ứng, mẩn ngứa khi sử dụng

IV. Quy trình sản xuất vải thô bông

Bước 1: Sản xuất sợi 

Nông dân tiến hành thu hoạch các cây bông, cây gai sau đó được lọc những loại quả chất lượng để đem kéo sợi. Trong giai đoạn này, các nhà sản xuất còn sử dụng thêm các loại dầu kéo sợi đặc trưng để giúp cho sợi được mềm mại và có chất kết dính, giảm sự ma sát trong quá trình sản xuất. 

Bước 2: Dệt vải

Quy trình tiếp theo sau khi hoàn thành sản xuất sợi là dệt vải. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng để tạo ra các tấm vải hoàn chỉnh. Quy trình này trước đây đều được dệt thủ công bằng tay hoặc đan bằng tay.

Trong quá trình dệt, các nhà sản xuất thường sử dụng thêm các chất bôi trơn để làm giảm ma sát tránh tình trạng đứt sợi trong quá trình dệt và đan. Đồng thời cũng khiến cho chất lượng vải không bị giảm đi. 

Bước 3: Kiểm tra và xử lý vải 

Trong quy trình này, nhà sản xuất tiến hành loại bỏ hóa chất, những tạp chất hoặc xơ sợi còn sót lại trên các vải.  Tiếp theo, sản phẩm vải sau khi kiểm tra sẽ được đặt vào dung dịch kiềm hoá Mercerizing làm tăng độ bền và độ bóng của vải. Đồng thời, giúp vải có thể hấp thụ chất nhuộm tốt. 

Bước 4: Nhuộm và in vải

Màu sắc là một trong những yếu tố hàng đầu trong bất cứ các loại vải nào không chỉ vải thô. Vì thế, để tăng tính thẩm mỹ cho vải, nhà sản xuất tiến hành nhuộm vải với bảng màu đa dạng và phong phú, phù hợp với thị hiếu của đa dạng người dùng trên thị trường.

Nhuộm Màu
Giai đoạn nhuộm vải với bảng màu đa dạng và phong phú, phù hợp với thị hiếu của đa dạng người dùng trên thị trường.

Bước 5: Xử lý vải sau khi nhuộm và in

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất vải thô. Là kiểm tra lại toàn bộ lượng vải đã nhuộm xe có bị nhoè, hay nhăn hay không. Nếu đạt yêu cầu, sản phẩm vải sẽ được kết hợp với các chất chống cháy, chống nhăn, kháng khuẩn. Và cuối cùng, được đưa ra thị trường theo nhu cầu của từng đại lý đặt hàng.

V. Các loại vải thô phổ biến trên thị trường

Với sự phát triển nhanh chóng trong ngành thời trang, chăn ga gối nệm hiện nay. Các sản phẩm vải thô ngày càng được mở rộng và kết hợp tạo thành nhiều loại khác nhau. Vải thô hiện nay sở hữu 2 dòng chính là thô mộc thô mềm. Tuy nhiên, về cơ bản vải thô được chia làm 6 loại dưới đây:

1. Vải mộc thô

Mộc thô là chất liệu vải được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Đặc điểm của loại vải này là sự thô ráp, hơi cứng và có phần kém sang trọng. Vì thế, vải thô mộc chủ yếu được sử dụng để làm các loại phụ kiện vì có độ cứng vừa phải. Vải thô mộc thường không được dùng để may trang phục, quần áo, sẽ gây cảm giác nóng bức, khó chịu và không thoải mái.

2. Vải lụa thô

Lụa thô được coi là một trong những loại vải được coi là “hoa hậu” trong các loại vải thô. Là sự kết hợp của chất liệu lụa nên có đặc điểm mềm mại, nhẹ nhàng và kiêu sa. Vải lụa thô được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Là loại vải được xếp vào loại vải thô có đặc tính mềm mại nhất thị trường.

Vải Lụa Thô
Lụa thô được chủ yếu để sản xuất các loại trang phục quần áo, thời trang hiện đại, mang lại vẻ trẻ trung, năng động và cá tính

Khác với loại vải mộc thô, lụa thô được chủ yếu để sản xuất các loại trang phục quần áo, thời trang hiện đại, mang lại vẻ trẻ trung, năng động và cá tính cho người mặc.

3. Vải thô mềm

Chính cái tên đã giúp chúng ta thấy được độ mềm mại của loại vải thô này. Bản chất vải thô là có sự cứng cáp và hơi dày, nên để khắc phục nhược điểm đó, nhà sản xuất đã kết hợp với các chất tổng hợp để làm mềm vải. Việc này giúp chất liệu vải thô mềm được ứng dụng phổ biến hơn trong nhiều loại sản phẩm thời trang độc đáo.

4. Vải thô đũi

Chất vải thô đũi có sự kết hợp giữa sợi đũi làm thành phần chính nên loại vải thô này sở hữu đầy đủ những ưu điểm nổi trội của vải đũi. Khi sử dụng, người mặc sẽ cảm nhận được sự thông thoáng, nhẹ nhàng, mát mẻ và vô cùng dễ chịu, thoáng mát, đặc biệt vào những ngày hè nóng.

Vải Thô Đũi
Chất thô đũi là loại vải có sự kết hợp trong đó, sợi đũi làm thành phần chính

5. Vải thô cotton

Thô cotton là sự kết hợp hoàn hảo của chất liệu vải thô với sợi cotton phổ biến. Vì thế, loại vải này đặc biệt có độ thấm hút cực tốt lại vô cùng mềm mại và nhẹ nhàng. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, các loại vải thô cotton ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Giúp thấm hút mồ hôi, tạo sự thoáng mát, thoải mái cho người sử dụng. 

Vải Thô Cotton
Vải thô cotton là sự kết hợp của 2 chất liệu phổ biến: sợi cotton và sợi thô

Không chỉ được sử dụng trong các sản phẩm thời trang may mặc. Thô cotton còn được sử dụng phổ biến trong ngành chăn ga gối nệm như, nội thất như: bọc ghế sofa, gối đệm, vỏ chăn ga,...

6. Vải thô Hàn Quốc

Vải thô lụa Hàn Quốc được coi là loại vải cao cấp. Xuất phát từ quốc gia phát triển nổi bật về thời trang đó chính là xứ sở Kim Chi Hàn Quốc. Chất liệu vải này có đặc điểm mềm mại, mẫu mã đa dạng, độc đáo, đặc biệt màu sắc cực trend và sáng tạo. Đây cũng chính là cái nôi xuất hiện các xu hướng thời trang hiện đại độc đáo.

Bên cạnh các loại vải kể trên, thị trường hiện nay còn sở hữu vô vàn các loại vải thô khác nhau không kém phần nổi bật như: vải thô nến, vải thô ướt, vải thô hoa, thô xốp, thô cara, thô Nhật, thô kate, vải bố thô, vải thô boi thêu,…

Xem thêm: Vải Tuyết Mưa Là Gì? Tại Sao Chúng Lại Rất Được Ưa Chuộng

VI. Ưu nhược điểm của vải thô

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Trước đây, người ta thường cho rằng vải thô nóng, không tốt và không bền. Tuy nhiên, qua nhiều thời gian nghiên cứu, phát triển và sáng tạo. Chất liệu này đã hoàn toàn chứng minh và bác bỏ được quan điểm đó một cách thuyết phục.
  • Khi chạm vào các sản phẩm từ vải khô, bạn có thể cảm nhận được sự mềm mại hoàn toàn. Đó chính là do các thành phần từ tự nhiên đem lại.
  • Chất liệu chủ yếu từ thiên nhiên nên vải thô cực kỳ an toàn cho sức khoẻ, không gây dị ứng, mẩn ngứa cho những làn da nhạy cảm. 
  • Dễ phân hủy, thân thiện, không gây ảnh hưởng và ô nhiễm tới môi trường. Vì thế các sản phẩm thời trang xanh và bền vững thường sử dụng chất liệu vải thô.
  • Giá thành đa dạng và phù hợp, không quá cao.
  • Ứng dụng đa dạng trong các sản phẩm thời trang như: quần áo, áo sơ mi vải thô hay các loại túi vải thô phong cách, trẻ trung.
  • Có hiện tượng đổ lông nếu không biết cách bảo quản và sử dụng hợp lý, hoặc do sử dụng trong một thời gian dài. 
  • Một số chất liệu thô khá cứng và dày nên không phù hợp cho các trang phục mùa hè. Gây nóng bức, khó chịu và ngứa ngáy khi sử dụng. 
  • Không thích hợp với những bạn theo đuổi phong cách nhẹ nhàng, sang trọng và bóng bẩy. Vì bản chất của chất liệu thô phù hợp hơn với những phong cách thể thao, tự tin, cá tính và năng động.
  • Có hiện tượng nhăn khi giặt. Tuy nhiên, chỉ cần là ủi là sẽ về dáng như ban đầu bạn không cần quá lo lắng.

VII. Lưu ý gì khi sử dụng loại vải thô bông (vải đũi)

1. Cách chọn vải

Để chọn được các sản phẩm vải thô chất lượng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây: 

Kiểm tra độ nhăn của vải:

Thông thường, vải thô sẽ có hiện tượng nhăn khi vò, nên để phân biệt hãy thử vò vải. Nếu có hiện tượng nhăn chính là vải thô chất lượng, ngược lại sẽ là vải được pha với polyester

Kiểm tra độ co giãn:

Theo bản chất thì vải thô thường có độ co giãn kém hơn thông thường, nếu 4 chiều co giãn tốt thì đây không phải là vải thô. Ngược lại nếu độ co giãn kém thì lại là loại vải thô chất lượng. 

Sờ qua bề mặt của vải:

Nếu sờ qua bề mặt vải mà bạn thấy có hiện tượng co lý, hơi thô, mịn, mát thì là vải thô chất lượng, ngược lại sẽ không phải. 

Một điểm đáng quan tâm khác để chọn vải chất lượng đó chính là giá thành của các sản phẩm này. Thông thường các sản phẩm vải thô có giá thành không quá đắt. Giá bán thường dao động từ 200.000 VND – 260.000 VND/mét vải. Vải thô lụa Hàn Quốc có giá từ 25.000 VND – 75.000 VND/mét.

2. Cách vệ sinh – bảo quản vải

  • Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vết bẩn. Điều này sẽ làm cấu trúc vải bên trong bị ảnh hưởng và khiến cho sản phẩm không giữ được độ bền. 
  • Có thể giặt máy hoặc giặt tay, tuy nhiên sau khi giặt nên là qua sản phẩm để tránh tình trạng vải bị nhăn. 
  • Với những vết bẩn cứng đầu, nên ngâm với các chất tẩy trung tính. Có thể dùng cồn 90 độ để loại bỏ những vết bẩn như mực, hay các vết cứng đầu khác. 
  • Nên treo sản phẩm bằng móc treo tại những nơi thoáng mát, không ẩm mốc. Tránh tình trạng nhăn do các vết gấp quần áo lâu ngày không sử dụng.

VIII. Ứng dụng của vải thô trong đời sống

Vải thô đặc biệt có ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Giúp nâng cao chất lượng đời sống cũng như tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, thiết kế sáng tạo phù hợp với nhu cầu và sở thích, thị hiếu của công chúng. Cụ thể như:

1. Sản xuất trang phục

Ứng dụng mạnh mẽ nhất của chất liệu vải thô chính là trong ngành thời trang may mặc, sản xuất các trang phục đa dạng. Hầu hết sản phẩm quần áo, váy đầm, đồng phục đều phù hợp cho các đối tượng từ người già, trẻ em, nam, nữ,… đều dễ dàng sử dụng.

Sản Xuất Áo Trẻ Trung
Vải thô được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc, đặc biệt là các loại áo sơ mi,…

Ngoài ra, phổ biến nhất có thể kế đến trong các sản phẩm áo sơ mi, quần short nam, nữ, chân váy, tạp dề các loại,…

2. Sản xuất túi, ví

Bên cạnh các loại trang phục thời trang, vải thô còn được ứng dụng trong việc sản xuất các loại túi ví đa dạng. Những sản phẩm thông dụng hàng ngày từ vải thô có thể kể đến như: túi vải, túi đựng điện thoại, túi đeo chéo, túi đựng kính, ví nhỏ gọn, túi tote xu hướng,… hoặc các phụ kiện như: giày dép, mũ, kẹp tóc thời trang,… 

3. Các vật trang trí nhà cửa

Với đặc tính làm từ thành phần tự nhiên an toàn, đảm bảo sức khoẻ, và giá thành hợp lý, vải thô còn được ứng dụng đa dạng trong ngành nội thất. Các sản phẩm trang trí nhà cửa được làm từ vải thô có thể kể đến như: vỏ bọc sofa, vỏ bọc ga gối, rèm cửa, các sản phẩm đồ handmade,… làm tăng sự hài hoà và thẩm mỹ cho không gian tổ ấm của mỗi người.

 

Vải thô đa dạng và phổ biến trên thị trường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng giúp bạn sở hữu được những món đồ chất lượng lại phù hợp với khả năng chi trả. Hy vọng với những chia sẻ trên của hethongnem.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này và không còn băn khoăn khi lựa chọn các sản phẩm chất lượng phù hợp.

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Canvas Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Lụa Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Viscose Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Denim Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Oxford Vải Kate
Vải Microfiber Vải Hữu Cơ Vải Satin Vải Polyester
Vải Modal Vải Len Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Thun Lạnh Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Không Dệt Vải Kaki
Vải Dù Vải Jeans Vải Nhung
5/5 - (19 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat