Vải Tencel Là Gì? Sự Thật Bạn Cần Biết Về Chất Liệu Này

Nhắc đến các chất liệu vải an toàn cho sức khỏe thì chắc hẳn không thể bỏ qua loại vải tencel. Loại vải này hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế chăn ga gối đệm cao cấp. Hãy cùng theo chân hethongnem.com đi khám phá chi tiết đặc điểm của chất liệu này trong bài viết bên dưới nhé!

Vải Tencel là chất liệu gì?

Vải Tencel là loại vải được sản xuất từ gỗ thiên nhiên không pha tạp chất. Các cây gỗ được đưa vào quy trình phải là loại giàu xenlulozơ như: cây khuynh diệp, cây bạch đàn,.. Là một chất liệu sinh học nên vải Tencel được ứng dụng phổ biến trong thời trang và may mặc.

Tencel là vải gì
Tencel là vải gì?

Bên cạnh đó, ngoài cách gọi thông thường, loại vải này còn có một cái tên khác là Lyocell. Với sự an toàn mà vải Tencel mang lại, các thiết kế từ loại vải này được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Nguồn gốc và lịch sử ra đời

Vải Tencel bắt đầu được sản xuất từ những năm 1972. Được nghiên cứu bởi một công ty ở Hoa Kỳ có tên là Courtaulds Fibers. Tuy nhiên trong những năm này, công nghệ còn chưa phát triển nên chất Tencel không mấy được ưa chuộng. 

Mãi đến những năm 1990, loại vải này có nhiều đổi sắc khi được sản xuất tại nhiều công ty lớn. Sau đó, chất liệu này ngày càng phát triển và trở thành cái tên “hot” trên nhiều quốc gia như hiện nay.

Bên cạnh đó, màu sắc mẫu mã đa dạng cũng giúp chất liệu này có một chỗ đứng vững chắc trong ngành dệt. Trở thành một cái tên cạnh tranh với các loại vải cotton, nylon.

Quy trình sản xuất vải Tencel

Đầu tiên, người ta khai thác các loại cây sồi, vân sam, bạch đàn để lấy vỏ. Trải qua công đoạn sơ chế bụi bẩn, vỏ gỗ được đem nghiền thành bột mịn. Tiếp đến bột giấy sẽ được hòa tan với dung môi hóa học. Sau đó sử dụng công nghệ nano hiện địa, để kéo thành sợi và làm khô. Bước cuối cùng là ngâm qua một loại chất lỏng và tiếp tục sấy khô.

Thành quả sẽ cho ra một tấm vải vô cùng bền chắc và mềm mịn. Bên cạnh đó, sự pha màu trong quy trình sản xuất giúp loại vải Tencel trở nên đa dạng và nổi bật. Ngoài ra, một số thiết kế thời trang cũng sử dụng loại vải này pha cùng loại khác để có chất liệu mong muốn.

Tính chất vải Tencel là gì ?

Khi tìm hiểu một loại vải nào đó thì tính chất vật lí, hóa học của loại vải này cũng là một điều đáng được quan tâm. 

Tính Chất
Đặc tính đầu tiên phải kể đến là độ bền chắc trong kết cấu của sợi vải. Giúp các thiết kế sử dụng loại vải này không bị co giãn gây mất form dáng sản phẩm.

Tính chất vật lý

  • Đặc tính đầu tiên phải kể đến là độ bền chắc trong kết cấu của sợi vải. Giúp các thiết kế sử dụng loại vải này không bị co giãn gây mất form dáng sản phẩm.
  • Tiếp theo đó là khả năng thoáng khí, độ hút ẩm cao nên tạo cảm giác vô cùng thoáng mát. Đồng thời giúp hạn chế tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn trong vải.
  • Bên cạnh đó, vải Tencel có khả năng chống bám bụi ưu việt.
  • Vải Tencel còn có đặc tính chống co rút, chống ma sát.
  • Một đặc tính đáng kể đó là sự mịn màng, mềm mại.

Tính chất hóa học

  • Trong quy trình sản xuất, vải Tencel có được nhúng qua một loại dung môi bản chất là các axit amin. Vì vậy loại vải này có thể tái sử dụng nhiều lần.
  • Có nguồn gốc từ vỏ gỗ nên Tencel có khả năng phân hủy trong môi trường.
  • Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại có nano nên vải Tencel có khả năng diệt nấm mốc, chống viêm nhiễm cho da người sử dụng.
  • Ngoài ra, Tencel có đặc tính kháng lại sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ưu và nhược điểm của vải Tencel

Ưu điểm

Nhược điểm

Vải Tencel ghi điểm trong mắt khách hàng bởi chất liệu thân thiện với môi trường

Loại vải này được làm từ vỏ gỗ cây và không pha tạp chất nên dễ dàng phân hủy trong đất. Ngoài ra, khi vải đã phân hủy hết cũng không gây ảnh hưởng đến chất lượng đất. Trong giai đoạn như hiện nay, các sản phẩm Tencel còn có thể tái sử dụng bằng cách ngâm vào các dung môi để phân hủy thành bột.

An toàn cho sức khỏe người dùng

Với các thành phần thiên nhiên cùng công nghệ sản xuất tiên tiến, chất vải Tencel có khả năng kháng lại vi khuẩn. Đồng thời, thiết kế này vừa giúp lưu thông tuần hoàn máu, vừa hạn chế gây ẩm mốc mùi khó chịu.

Khả năng hút ẩm cao

Khả năng này giúp cho các sản phẩm khô thoáng, mát mẻ. Vì vậy, các sản phẩm từ Tencel cũng rất thích hợp cho đối tượng trẻ nhỏ hay đùa nghịch.

Ngoài ra, Tencel cũng tự hào khi khắc phục được một số hạn chế của chất cotton. Đó là các sản phẩm Tencel không bị nhăn nhúm, co rút kể cả giặt bằng máy.

Đa dạng và màu sắc và họa tiết.

Đây là một ưu điểm khiến nhiều hội chị em thích nhất. Bởi chất liệu vải Tencel bắt màu và giữ màu khá tốt.

Chi phí sản xuất cao

Song song với những ưu điểm kể trên, vải Tencel cũng vẫn có một số nhược điểm nhất định. Có thể kể đến đó là chi phí sản xuất khá cao. Do để sản xuất vải Tencel cần phải sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và qua nhiều công đoạn nghiêm ngặt. Vì thế, để sở hữu các sản phẩm Tencel cao cấp người dùng cũng cần bỏ ra chi phí đắt hơn các sản phẩm từ vải khác.

Chủ yếu nhập từ nước ngoài

Ngoài ra, một nhược điểm nữa đó là các sản phẩm vải từ chất liệu Tencel do nước ta sản xuất còn khá ít. Chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng các sản phẩm nhập từ nước ngoài.

Phân loại các loại vải Tencel phổ biến trên thị trường

1. Tencel Moda

Tencel Modal là một loại vải Tencel rất thích hợp sử dụng cho mùa hè. Bởi đặc trưng của loại vải này là độ mềm mại, thoáng mát, nhẹ nhàng. Các thiết kế từ vải Tencel Moda thường được dùng để may vỏ chăn ga gối đệm loại mỏng. Bên cạnh đó, độ bóng nhất định cũng giúp loại vải Tencel này được nhiều người yêu thích.

Vải Tencel Modal
Các thiết kế từ vải Tencel Moda thường được dùng để may vỏ chăn ga gối đệm loại mỏng

2. Tencel Lyocell

Tencel Lyocell ắt hẳn là một loại vải còn khá mới với người tiêu dùng Việt.. Loại vải này được tạo thành từ các thành phần không gây kích ứng da. Ngoài ra, loại vải này cũng có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không bị nhăn khi sử dụng. Bởi vậy, các thiết kế từ vải Tencel Lyocell thường được ứng dụng may váy, áo sơ mi,…

Vải Tencel Lyocell
Tencel Lyocell không gây kích ứng da khi sử dụng

3. Lụa Tencel

Đây là một loại vải được ưa chuộng hàng đầu trong công nghệ dệt may. Nổi bật nhất của loại vải này là độ mềm mịn chẳng khác gì một tấm lụa. Bên cạnh đó là khả năng thấm hút mồ hôi được đánh giá là gấp đôi cotton. Với thiết kế cao cấp, vải lụa Tencel thường dùng trong may chăn ga gối. Hứa hẹn loại vải này sẽ không khiến bạn thất vọng khi sử dụng.

Vải Lụa Tencel
Lụa tencel là chất vải đươc đánh giá cao với khả năng thấm hút mồ hôi gấp đôi cotton

4. Tencel 40s, 60s, 80s, 100s và 120s

Chắc hẳn “các chỉ số 40s, 60s, 100s là gì” cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng. Đây là các thông số chỉ số sợi vải dọc và ngang trong một đơn vị diện tích. Ví dụ như vải Tencel 100s sẽ có mật độ sợi là T500 tương ứng 500 sợi dọc và 500 sợi ngang đan xen nhau trên một đơn vị là inch vuông.

Khi các thông số này càng cao tức là chất vải Tencel càng mịn và óng mượt. Theo đó, chỉ số “s” cao hơn 100 là đã được các chuyên gia đánh giá là loại có chất lượng cao rồi. Cũng vì thế mà mức giá của các loại vải Tencel cũng tăng khi các thông số này cao dần..

Vải Tencel có an toàn với sức khỏe người dùng?

Nói đến đây, chắc nhiều người đã có câu trả lời của mình cho thắc mắc này. Với nguồn gốc từ thiên nhiên và không sử dụng các hóa chất nên chúng hoàn toàn vô hại với sức khỏe người dùng. Đồng thời khả năng tái sử dụng, dễ phân hủy cũng giúp loại vải này nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ người tiêu dùng.

GIá thành của vải Tencel cũng khá cao nên thường bị làm nhái. Vì thế vải Tencel mua ở đâu cũng cần lựa chọn kỹ càng để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Bạn có thể tham khảo các điểm mua vải tại tp HCM, Hà Nội để tăng thêm uy tín.

Ứng dụng của vải Tencel trong đời sống

Trong đời sống hàng ngày, vải Tencel có ứng dụng nổi trội trong các ngành thời trang may mặc và nội thất. Đặc biệt, không chỉ phát triển trong nước, chất vải Tencel cũng rất đắt khách tại thị trường quốc tế.

Trong may mặc

Với những đặc tính vốn có, vải Tencel thường được dùng may đồ ngủ. Ngoài ra khả năng thấm hút ưu việt nên các bộ đồ thể thao, đồ lót từ loại vải này cũng được sử dụng loại vải này để may. 

Ứng Dụng May Mặc Trong Cuộc Sống
Ngoài ra, tencel còn dược ứng dụng nhiều trong các trang phục mỏng nhẹ nhàng, thướt tha

Với những màu sắc đa dạng nhiều mẫu mã, trang phục từ vải Tencel luôn nhận được nhiều sự đón nhận của người tiêu dùng.

Sản xuất chăn ga gối đệm

Trong ngành hàng chăn ga gối đệm, chất liệu Tencel có lẽ là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt. Hiểu được những ưu việt của nó, các thiết kế này luôn mang đến một giấc ngủ tốt nhất cho người sử dụng. Ngoài ra, khả năng dễ dàng vệ sinh và chống bám bụi cũng giúp các sản phẩm ngày càng được ưa chuộng.

Chăn Ga gối Đệm Tencel
Mẫu chăn ga gối đệm Tencel 60s chất lượng cao cấp

Bên cạnh đó, các bộ chăn ga gối đệm Tencel cũng được lòng khách hàng bởi sự thoáng mát, nhẹ nhàng thích hợp cả cho mùa hè. Các sản phẩm từ vải Tencel sẽ là một đối thủ đáng gờm của nhiều chất liệu còn lại.

So sánh hai loại vải Tencel và vải Cotton

Có thể nói, Tencel và Cotton đều có những ưu việt nổi trội nhất định. Vậy hãy cùng “đem lên bàn cân “ để so sánh hai loại vải được ưa chuộng hàng đầu này nhé.

Tencel Cotton

Độ mềm mại

Nói về sự thoải mái thì vải Tencel được đánh giá khá cao là êm và mềm như lụa. Vải cotton khi sử dụng cũng mềm mại và dễ chịu không kém. Tuy nhiên, vải cotton vẫn còn khá cứng so với vải lụa, tencel hay modal. 

Vệ sinh

Tencel thì được cách chuyên gia khuyên rằng nên phơi khô tự nhiên hoặc sấy lạnh. Được khuyên dùng không nên ngâm vải trong xà phòng quá lâu hoặc sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh làm chất vải bị biến đổi.

Sự thoáng mát

Cả tencel và cotton đều được đánh giá cao bởi khả năng thấm hút mồ hôi đỉnh cao. Mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái nhờ tính thoáng khí, hút ẩm, và thấm hút tốt.

Độ bền

Vải Tencel có kết cấu bền chắc, không bị co rút khi giặt. Ở điểm này, Tencel có phần chiếm ưu thế hơn.  Tuổi thọ cao, giúp người dùng tiết kiệm chi phí đáng kể.

Giá thành

Trên thị trường hiện nay thì vải Tencel đắt hơn nhiều so với vải cotton. Tuy nhiên đa số người tiêu dùng cho rằng Tencel được sản xuất với quy trình công nghệ tiên tiến nên giá thành cao cũng là điều dễ hiểu. Giá thành vải cotton đa dạng và phụ thuộc nhiều vào sự pha trộn của các thành phần nguyên liệu, nguồn gốc, xuất xứ,…

Nhìn chung, Tencel và cotton không có quá nhiều sự khác biệt. Dựa vào các đặc điểm kể trên hy vọng người dùng có thể lựa chọn cho mình chất vải sử dụng phù hợp với gia đình.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải Tencel đúng cách

Hướng dẫn vệ sinh

  • Tencel là loại vải bền chắc nhưng nếu giặt không đúng cách trong thời gian dài rất dễ làm giảm tuổi thọ của vải. Vải Tencel có chất liệu tương tự lụa nên cần ưu tiên giặt chế độ nhẹ nhất. 
  • Hoặc khi có nhiều máy giặt hiện đại còn có riêng chức năng giặt cho loại vải này. Ngoài ra, cũng hạn chế dùng các loại chất tẩy rửa mạnh dễ làm giảm kết cấu của vải. Sau khi giặt vải Tencel cần được phơi ở những nơi nhiều gió, không có ánh sáng gay gắt. 
  • Khi vải chưa khô, không nên sấy ở chế độ nhiệt quá nóng cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sợi vải. Một tip nhỏ sử dụng trong trường hợp này đó là bạn có thể dùng quạt để hong khô vải.

Cách bảo quản hiệu quả

  • Về cách bảo quản vải Tencel cũng giống như các loại vải khác. Người dùng nên cất vải tại những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh sinh ra vi khuẩn ẩm mốc. Ngoài ra, để giữ sản phẩm có hương thơm lâu thì nên ngâm qua nước xả vải trước khi phơi. 
  • Hoặc bạn nên treo túi thơm tại những nơi muốn bảo quản. Với những lưu ý nhỏ này, người dùng có thể bảo quản được quần áo, chăn gối rất lâu. Từ năm này qua năm khác mà không lo bị ẩm mốc, ám mùi.
  • Vải Tencel luôn là một loại vải đáp ứng được các tiêu chí của một loại vải chất lượng cao. Trong thời buổi cạnh tranh trên thị trường, Tencel vẫn luôn không ngừng phát triển cho đến ngày hôm nay. Tuy có mức giá thành nhỉnh hơn các loại vải khác nhưng trải nghiệm mà nó mang lại rất tương xứng.
    Cách bảo quản
    Người dùng nên cất vải tại những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh sinh ra vi khuẩn ẩm mốc

Trên đây là tất tần tật những sự thật về dòng vải Tencelhethongnem.com muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng những “review” này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được các thiết kế từ vải Tencel một cách ưng ý nhất.

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Lụa Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Viscose Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Denim Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Hữu Cơ Vải Thô Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Oxford Vải Kate
Vải Microfiber Vải Len Vải Satin Vải Polyester
Vải Modal Vải Thun Lạnh Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Không Dệt Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Dù Vải Kaki
Vải Canvas Vải Jeans Vải Nhung
5/5 - (23 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.899.000
ruột gối bông gòn bi tự nhiên cao cấp hethongnem he thong nem 0846332339
QUÀ TẶNG 0đ - 01 Gối bông gòn cao cấp - 798.000

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat