Giữa muôn vàn sự lựa chọn trên thị trường vải hiện nay, vải polyester vẫn là một cái tên “hoa hậu” trong “làng may mặc” được lòng rất nhiều người tiêu dùng trong mọi đối tượng khác nhau. Vậy vải polyester là gì và có những ưu, nhược điểm cụ thể ra sao, cùng Hethongnem.com tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
I. Vải Polyester là gì?
Vải polyester là một loại vải được làm từ chất liệu tổng hợp nhân tạo có nguồn gốc từ các loại như: than đá, không khí hay dầu mỏ. Thực chất, polyester là một loại nhựa, nhờ có quá trình hoá học mà những sợi này được hình thành trong đó gồm 4 dạng chính như: sợi xơ, sợi thô, sợi filament và sợi fiberfill.

Polyester được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực đa dạng với vô số sản phẩm khác nhau như quần áo, chăn ga gối đệm, khăn các loại, đồ lót,… Hầu hết các sản phẩm bạn đang sử dụng hàng ngày đều có chứa hoạt chất của polyester. Chính vì thế, loại vải này có tính ứng dụng cao và là một trong những chất liệu ảnh hưởng lớn tới con người trong đời sống.
II. Nguồn gốc của sợi polyester
Chất liệu vải polyester được biết tới vào năm 1930 trong một phòng thí nghiệm do các nhà khoa học người Anh chú ý nghiên cứu và phát hiện. Cụ thể vào những năm 1939 – 1940, chất liệu vải sợi polyester được ra đời.
Sau 6 năm, nhà khoa học DuPont – người phát hiện ra polyester đầu tiên, đã tiến hành mua bán bản quyền sau đó đưa loại vải polyester cao cấp này ra thị trường. Hiện nay, trên thị trường vải được biết có hai loại polyester cơ bản là PCDT ( 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate) và PET (Polyethylene Terephthalate). Trong đó, PET là loại được sử dụng và biết đến nhiều hơn cả, nhờ tính ứng dụng lớn đặc biệt là độ bền cao, tuổi thọ lớn đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng tiêu dùng.
Hơn thế nữa, PET còn có đặc điểm chống nhăn hiệu quả cũng như khả năng chống bám bụi tốt nên rất được ưa chuộng trong các sản phẩm quần áo cao cấp hay chăn ga gối đệm hàng ngày. Nổi tiếng nhất đó là các trang phục thời thượng, nổi bật và vô cùng lấp lánh của những nghệ sĩ nổi tiếng bấy giờ là Gloria Gaynor, Modern Talking trên các sàn Disco.
III.Quy trình sản xuất vải polyester
Để sản xuất thành phẩm polyester hoàn thiện, đòi hỏi những nhà sản xuất rất nhiều công sức cũng như các quy trình phức tạp, tuân thủ tuyệt đối các quy tắc và dựa vào mỗi loại chất liệu sợi mà các sản xuất đó hướng tới. Có thể là sợi filament, sợi thô, sợi xơ hay sợi fiberfill. Khám phá quy trình sản xuất vải polyester cụ thể như sau:
1. Phản ứng trùng hợp
Bước đầu tiên trong quy trình tạo ra vải polyester là tiến hành trộn dimethyl terephthalate và ethylene glycol để có chất xúc tác. Đun nóng hỗn hợp tại nhiệt độ từ 50 – 210 để tạo thành hợp chất monomer. Thực hiện công tác để monomer phản ứng với Axit Terephtalic, tiếp tục đun nóng với nhiệt độ khoảng 280 độ C. Khi này, các chất polyester đã được hình thành sau đó đưa qua một chiếc khe để tạo thành các dải dài chất polyester.
2. Sấy khô
Tiến hành sấy khô dải polyester sau khi thu được và làm mát sao cho chất này trở nên khô và giòn hơn. Cắt các dải giòn này thành từng miếng nhỏ và cho vào lò sấy khô tiếp lần 2 để tăng chất lượng của polyester một cách tốt nhất.
3. Đùn sợi
Ở giai đoạn này, những miếng polyester được sấy khô trên sẽ được nấu chảy tại nhiệt độ khoảng 260 – 270 độ C. Lúc này, thu được một hỗn hợp dạng lỏng sệt khá giống với siro. Đưa dung dịch này vào ổ phun sợi sau đó ép đùn thông qua các lỗ có các hình dạng khác, nhiều nhất là hình tròn. Kích thước của sợi polyester sẽ được xác định thông qua mật độ của lỗ có trong ổ phun.
Những sợi nhỏ khi phun ra từ ổ, xoắn lại với nhau thì tạo thành các sợi polyester đơn. Trong suốt quy trình đùn sợi, nhà sản xuất sẽ pha trộn thêm các hoá chất phù hợp với mục đích của mình trong việc khắc điểm những nhược điểm của vải polyester, chống cháy, chống tĩnh điện và kháng khuẩn an toàn.
4. Kéo sợi
Sau bước đùn sợi, thu được thành quả là những sợi polyester cực mềm có thể kéo dãn đến độ dài gấp vài trăm lần với chiều dài của sợi khi được sấy khô ban đầu. Được biết, polyester càng dãn nhiều, thì đường kính cũng như độ dày càng nhỏ lại. Đây cũng chính là quy trình quan trọng nhất để cho ra một thành quả sản phẩm vải polyester chất lượng mềm hoặc cứng.
5. Cuốn sợi
Sau khi thu được thành quả là các tấm vải polyester lớn, người ta tiến hành cuốn sợi vào các ống lớn hoặc cuộn sợi tự nhiên thành những cuộn to. Những cuộn sợi polyester này sẽ được xuất đi tới những xưởng may, xưởng dệt và các nhà máy sản xuất các sản phẩm liên quan tới polyester trên khắp thị trường.
IV. Ưu và nhược điểm của vải polyester
Ưu điểm của vải polyester
Khả năng chống nhăn
Vải polyester có tốt không? Một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự nổi tiếng cũng như được người tiêu dùng ưu ái cho các sản phẩm của polyester đó chính là khả năng chống nhăn cực tốt. Như chúng ta đã biết, mang một bộ đồ nhăn, không phẳng phiu ra ngoài gặp gỡ bạn bè và đồng nghiệp sẽ mất thẩm mỹ đến nhường nào.
Chính vì vậy, một bộ quần áo phẳng phiu, tiết kiệm thời gian là ủi là một đặc điểm tuyệt vời để lựa chọn các sản phẩm vải sợi tổng hợp polyester. Bạn có thể thoải mái giặt giũ, phơi khô mà không có tình trạng vải polyester quần áo bị kéo dãn hay nhăn nhúm.
Dễ dàng làm sạch
Bên cạnh tính năng chống nhăn, vải polyester còn là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình đặc biệt là những phụ nữ hiện đại do tính chất dễ làm sạch. Bởi các sản phẩm từ vải polyester không có sự hấp thụ các chất bẩn tích tụ. Có thể kể đến một số loại cơ bản như: vải dù polyester, vải lót polyester, vải polyester cao cấp,….
Đó đều là các sản phẩm từ vải polyester chất lượng, bề mặt vải bóng mượt, khiến khả năng hấp thụ các chất bẩn là hoàn toàn không thể, đảm bảo an toàn vệ sinh trong suốt quá trình sử dụng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, polyester còn được các chị em yêu thích bởi việc làm sạch các sản phẩm này rất dễ dàng, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. Bạn có thể giặt bằng máy, hay bằng tay tùy nhu cầu nhưng chất lượng bên trong của vải vẫn không hề thay đổi cũng như giữ được độ bền của sản phẩm một cách tốt nhất. Người tiêu dùng luôn thắc mắc rằng: vải polyester có bị xù lông không? Câu trả lời là không. Với quá trình sản xuất nghiêm ngặt và chất lượng, thì các sản phẩm vải polyester không xù lông trong bất cứ trường hợp nào.
Độ bền màu cao
Màu sắc các sản phẩm quần áo, chăn ga gối nệm hay các đồ đạc trong gia đình là vô cùng quan trọng. Ngày nay, yếu tố màu sắc lại càng được coi trọng hơn để phù hợp với đa dạng nhu cầu, phong cách và sở thích của mỗi người. Có thể quan sát các sản phẩm từ sợi polyester bạn sẽ thấy được sự ấn tượng của vẻ đẹp hoàn hảo và sắc nét của từng loại màu sắc đa dạng, với các sản phẩm quần áo hoặc chăn ga gối đệm từ polyester.
Ngoài ra, khi bạn giặt bằng máy hoặc giặt bằng tay thì màu cũng không hề có tình trạng bị phai nhờ quá trình nhuộm màu được kiểm soát cực nghiêm ngặt với công nghệ cao.
Chống nước & chống cháy vượt trội
Một ưu điểm vượt trội khác của các sản phẩm từ vải polyester đó chính là khả năng chống nước, chống cháy tốt. Thông thường, khi mua bất cứ sản phẩm nào như quần áo, chăn ga sử dụng thì việc chống nước, chống thấm là yếu tố được quan tâm không kém.

Vải polyester chống thấm, chống cháy hiệu quả và mang lại trải nghiệm hài lòng cho mọi đối tượng người tiêu dùng. Đặc biệt với những nhà có trẻ nhỏ, người lớn tuổi, thì tính năng chống nước, êm ái, mềm mại và thoáng khí là những ưu tiên vượt trội tạo cảm giác thoải mái, an toàn và dễ chịu.
Cách nhiệt tốt
Ngoài khả năng chống thấm, chống nước, chống cháy an toàn, vải polyester còn có khả năng cách nhiệt cực tốt. Chính vì thế, với khí hậu nóng ẩm đặc trưng như Việt Nam, thì việc sử dụng polyester là vô cùng hợp lý.
Đặc biệt với các sản phẩm chăn ga gối đệm từ chất liệu polyester khi sử dụng vào mùa hè sẽ thoáng khí, không bị bí nóng, còn vào mùa đông sẽ tránh được các tình trạng ẩm, nấm mốc mà trả lại cảm giác vô cùng ấm áp.
Giá cả tiết kiệm
Giá vải polyester đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng trong nước khi sở hữu sản phẩm chất liệu này. Ngoài ra, mua sản phẩm chất liệu polyester còn giúp bạn và gia đình tiết kiệm tối đa chi phí cho việc sở hữu các trang phục hoặc chăn ga gối đệm quá đắt tiền. Các sản phẩm chăn ga gối đệm của hethongnem.com có chất liệu pha trộn từ polyester chất lượng cao có mức giá đa dạng từ 1.500.000 phù hợp với khả năng chi trả của nhiều hộ gia đình.
Nhược điểm của vải polyester
Có tính tĩnh điện
Các sản phẩm từ polyester có một đặc điểm đôi chút khó chịu đó là tĩnh điện với những sản phẩm có chất liệu hoàn toàn 100% polyester. Việc này khiến cho tóc hay lông chân, lông tay dựng lên khó chịu. Để khắc phục được nhược điểm này, thường các nhà sản xuất sẽ pha polyester với những hợp chất sợi khác đa dạng, đặc biệt là sợi bông tạo thành vải poly cotton.
Khả năng thấm hút mồ hôi kém và khá bí
Do vải polyester có tính thấm hút mồ hôi kém, ngoài ra vải cũng khá bí hơi. Vì vậy sử dụng trong các sản phẩm quần áo may mặc mùa hè thường người tiêu dùng sẽ ít khi lựa chọn và không được ưa chuộng.
Không phù hợp cho da nhạy cảm
Vải polyester không phù hợp với những người tiêu dùng có làn da nhạy cảm, thường xuyên có tình trạng dị ứng, đặc biệt là các em bé sơ sinh. Những người này sử dụng sản phẩm chứa polyester sẽ có hiện tượng ngứa ngáy, đau rát và khó chịu, ảnh hưởng tới làn da.
Dễ cháy
Không giống như những chất liệu vải từ thiên nhiên, polyester rất dễ cháy vì thực chất đây là một loại vải thiên về hoá học. Đặc biệt dễ cháy nhất trong trường hợp sản phẩm đó 100% đều là polyester.
Không thân thiện với môi trường
Không thân thiện với môi trường cũng là một nhược điểm khá lớn với sản phẩm từ chất liệu này. Nguồn gốc của polyester chủ yếu từ các chất nhựa khó phân huỷ, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, môi trường sống tự nhiên.
Nhìn chung, để khắc phục các nhược điểm không đáng có này thì hiện nay, các nhà sản xuất đã phát triển mạnh mẽ hơn trong việc pha trộn những chất liệu đa dạng như: modal, cotton,…. Chính vì vậy, các sản phẩm làm từ những chất liệu pha trộn này vẫn nhận được sự tin dùng mạnh mẽ của khách hàng khắp các châu lục.
V. Một số ứng dụng phổ biến của vải polyester ngày nay
Với rất nhiều ưu điểm vượt trội được kể trên, vải polyester hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau như: nội thất, may mặc thời trang hay công nghiệp, chăn ga gối đệm,…
Trong ngành may mặc
Trong may mặc, sợi vải polyester vô cùng phổ biến và được ứng dụng mạnh mẽ. Thông thường, chất liệu polyester sẽ dùng sản xuất các sản phẩm như quần áo thường ngày, trang phục trang trọng, lịch sự hay những trang phục thể thao. Bên cạnh các sản phẩm quần áo thể thao, trang phục hàng ngày thì polyester còn được ứng dụng trong các sản phẩm như túi xách, ô dù hay những sản phẩm áo đi mưa,…
Sản xuất chăn ga gối đệm
Trong ngành chăn ga gối đệm, polyester được ứng dụng phổ biến, có vai trò quan trọng trong lớp cách điện cho gối, chăn bông hoặc đệm. Thông thường, các bộ sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp sẽ không hoàn toàn làm từ 100% polyester.
Bởi điều này sẽ khiến cho chăn ga gối dễ bị tích điện, đặc biệt là khi cọ xát hoặc va chạm làm tóc hoặc lông tay, chân bị xù. Vì thế, chăn ga gối đệm thường là các sản phẩm được pha trộn với nhiều loại sợi ổn định được nghiên cứu kỹ về tỷ lệ thành phần.
Trong Nội Thất
Ngoài ngành thời trang may mặc, chăn ga gối đệm, polyester đặc biệt còn được ứng dụng trong ngành nội thất phổ biến. Điểm đặc biệt khiến polyester có vai trò quan trọng sử dụng trong nội thất chính là tính chống nhăn cực tốt.
Các sản phẩm nội thất như sofa thường sở hữu tuổi thọ cao và bề mặt cực kỳ căng bóng trong thời gian dài. Ngoài ra, polyester sử dụng trong nội thất còn có tính năng chống nước hiệu quả, vì thế các sản phẩm ấy ngày càng được ưu ái hơn.

VI. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản chất liệu polyester
Khác với nhiều loại vải chất liệu từ thiên nhiên khác, polyester cực kỳ dễ bảo quản và sử dụng. Đây cũng chính là lý do, polyester được rất nhiều thế hệ trẻ hiện đại tin dùng vì tính tiện dụng, đơn giản và dễ dàng của những sản phẩm vải này.
- Bạn có thể giặt sản phẩm chất liệu polyester cả bằng tay lẫn bằng máy đều không làm ảnh hưởng đến cấu trúc chất liệu bên trong hay biến đổi về màu sắc.
- Trong quá trình giặt nên sử dụng thêm nước xả để làm mềm vải và tăng độ thơm cho sản phẩm quần áo hay vỏ chăn ga gối.
- Không cần thiết phải là (ủi) quá nhiều.
- Không nên dùng nước quá nóng để giặt sẽ làm giảm tuổi thọ của vải.
- Đồ từ vải polyester khô rất nhanh nên không cần phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, tránh vải bị quá khô và đồ bị cong sau nhiều lần phơi như vậy, đồng thời cũng làm mất mùi thơm trên quần áo.
VII. Mua vải polyester ở đâu uy tín?
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, bạn có thể tìm thấy rất nhiều các địa điểm bán vải polyester uy tín và quy mô nhất như:
– Vải Thái Tuấn
- Địa chỉ: 1/148 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
- SĐT: (028) 38363319, (028) 38591904
- Website: thaituanfashion.com
– Chợ Tân Định
- Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM
- Giờ hoạt động: 5h – 17h hàng ngày
– Chợ vải Soái Kình Lâm
- Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM
- Giờ hoạt động: 7h30 – 16h30 các ngày trong tuần
– Cửa hàng vải Hương
- Địa chỉ: 266 Hai Bà Trưng, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM
- SĐT: (028) 3602 0502
- Website: vaihuong.com.vn
– Chợ vải Lê Minh Xuân
- Địa chỉ: Đường Lê Minh Xuân, quận Tân Bình, TP.HCM
Trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ và chi tiết nhất giúp bạn trả lời được mọi câu hỏi liên quan tới vải polyester. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc lựa chọn các sản phẩm tốt nhất. Đừng quên ghé qua hethongnem.com để tham khảo một số các sản phẩm chăn ga gối nệm, drap từ vải polyester cao cấp nhé!