Một trong những loại vải rất được lòng người tiêu dùng đó là vải phi lụa. Trong cuộc sống hiện nay con người luôn hướng đến các sản phẩm an toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Và chất liệu vải này hoàn toàn phù hợp với điều đó. Vậy vải phi lụa có điểm gì nổi trội và ứng dụng như nào trong đời sống hàng ngày? Hãy để hethongnem.com giúp bạn giải đáp những thắc mắc này qua bài viết bên dưới nhé!
Vải phi lụa là gì?
Cũng giống như vải lụa, vải phi lụa được tạo nên từ sợi tơ tằm. Loại vải này được đánh giá là có độ bền cao nên ít co giãn. Ngoài ra, bề mặt mềm mịn màu sắc rõ nét cũng khiến loại vải này càng được ưa thích.

Bên cạnh đó, vì được dệt nên từ sợi tơ tằm nên vải phi lụa sở hữu độ sáng bóng tự nhiên. Điều này giúp nó có khả năng phản xạ được ánh sáng. Đồng thời, mang lại vẻ đẹp nhã nhặn, quý phái cho người sở hữu nó.
Quy trình sản xuất vải phi lụa
Để có được một tấm vải phi lụa thành phẩm để dùng trong may mặc, người thợ đã phải tốn khá nhiều thời gian và công sức. Qua đó, người ta càng trân quý hơn giá trị của mỗi tấm vải.
Bước 1: Nuôi tằm
Việc đầu tiên khi nuôi tằm đó là chuẩn bị nguồn thức ăn và chỗ ở cho tằm. Thức ăn của tằm chủ yếu là lá dâu tươi – một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc. Khi tằm còn nhỏ, người ta thường ưu tiên cho chúng các lá còn non. Qua quá trình chăm sóc kĩ lưỡng cùng 4 lần lột xác, tằm mới phát triển đến kích thước tối đa.
Một điểm lưu ý khi nuôi tằm liên quan đến thời tiết. Đó là bà con nên nuôi tằm vào hai mùa xuân, thu trong năm. Lúc này khí hậu mát mẻ, tằm mới có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Để nuôi được một con tằm cho đến khi chúng nhả tơ là từ khoảng 23 đến 25 ngày. Khi đó cũng là lúc chúng tạo kén và kết thúc tuổi thọ của mình.
Bước 2: Nhả tơ kén
Đến lúc tằm nhả tơ, người ta sẽ thường cho tằm nằm ra những khoảng không gian rộng. Thường dùng nhất là một chiếc né được đan từ thân cây đay tạo thành nhà cho tằm. Lúc này, tằm bắt đầu nhả tơ định hình thành một chiếc kén. Tằm nằm trong kén và không ngừng chuyển động tạo ra sợi tơ có chiều dài lên đến nghìn mét. Quá trình nhả tơ có thể kéo dài lên đến 3 ngày.
Tơ tằm chính là một loại protein dạng lỏng tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm. Nó có màu trong suốt và khi gặp không khí sẽ trở nên cứng hơn. Còn tằm sau khi nhả hết tơ sẽ trở thành nhộng.
Bước 3: Ươm tơ
Công đoạn tiếp theo trong quy trình đó là bắt đầu ươm tơ. Hiểu đơn giản hơn chính là việc kéo kén tằm thành sợi tơ. Công đoạn này phải diễn ra nhanh chóng trong vòng một tuần. Bởi sau thời gian này, nhộng tằm có thể hóa thành con ngài để phá kén ra ngoài. Một khi kén đã bị phá thì tơ sẽ bị đứt đoạn không thể tiến thành công đoạn này.
Để ươm tơ, người ta đem kén tằm thả vào nước sôi rồi trụng nhanh sau vài lần đảo. Lúc này, đảm bảo kén mềm ra và tan đi lớp keo sericin. Sau đó, cứ 10 sợi tơ rút ra từ 10 cái kén sẽ được chập lại tạo thành chỉ tơ tằm. Những sợi chỉ tơ này sẽ được quấn lại thành vỏ tơ sống rồi tiến hành đem đi phơi nắng. Đây là một công đoạn khá khó đòi hỏi người thợ phải khéo tay và tỉ mỉ.
Bước 4: Dệt lụa
Công đoạn này cũng quyết định chất lượng của vải phi lụa. Với những cách xoắn, số lượng sợi xe mà tấm vải cho ra sẽ có độ dày mỏng, bóng nhất định. Bởi vậy mà các loại vải phi lụa ngày càng phong phú phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Bước 5: Nhuộm màu
Đây là những bước cuối để cho ra các tấm vải phi lụa bắt mắt đến tay người tiêu dùng. Một tấm vải phi lụa khi vừa dệt sẽ có màu nguyên bản là trắng ngà. Để sản phẩm có mẫu mã đa dạng hơn người ta nghĩ ngay đến việc nhuộm.
Lụa sẽ được ngâm trong nước nóng cho sạch keo rồi mới đem đi ngâm thuốc nhuộm. Điều này vừa không làm ảnh hưởng đến độ dày lại giữ nguyên được độ mềm mượt vốn có của vải.
Ưu nhược điểm của vải phi lụa
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Phân loại các loại vải phi lụa
Vải phi lụa không còn là một chất liệu xa lạ đối với người tiêu dùng Việt. Việc phân loại các loại vải phi dựa trên đặc tính hay sự pha trộn của nó với các chất liệu khác. Trên thị trường hiện nay có các loại phổ biến như: phi lụa tơ tằm, lụa satin, phi lụa giấy,…
1. Lụa tơ tằm
Vải phi lụa tơ tằm là loại vải giữ lại được nhiều nét cổ truyền của làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Được dệt thủ công từ sợi tơ tằm 100% nên loại vải này có độ mềm mịn hiếm có. Ngoài ra, độ bền cao cùng họa tiết thêu tinh xảo khiến lụa tơ tằm trở thành chất liệu cao cấp. Chẳng trách tại sao vua chúa, quan lại thời xưa lại ưa chuộng loại vải này đến như vậy.

Bên cạnh đó, lụa tơ tằm cũng có một điểm ưu việt hơn các loại vải phi khác là khá thoáng mát. Tuy nhiên giá thành loại vải này không hề rẻ nên không chiếm được phần đông khách hàng.
2. Phi lụa satin
Chắc hẳn lụa satin là chất liệu không còn xa lạ gì với những thợ may lâu năm. Giống như tên gọi của nó, loại vải này là sự kết hợp dệt của sợi tơ tằm và sợi satin nhân tạo. Với cách kết hợp này, lụa satin sẽ có một độ bóng và độ mềm mịn rất riêng biệt.
Ngoài ra, để may được một tấm lụa satin người thợ sử dụng kĩ thuật may vân đoạn độc đáo. Kỹ thuật này làm sợi vải được dệt bền chắc, khó rách hơn. Bên cạnh đó, một điểm cộng lớn cho loại vải này là dễ dàng in hoa văn lên bề mặt. Tạo ra những tấm vải phi lụa họa tiết vô cùng ấn tượng. Với những tính chất của mình, các thiết kế đầm dạ hội sử dụng loại vải này rất được người tiêu dùng ủng hộ.
3. Phi lụa cotton
Loại vải này là sự hòa trộn giữa lụa và vải cotton mang đến một chất liệu không bị nhăn khi sử dụng. Ngoài ra, vải phi lụa cotton cũng sở hữu độ mềm mại, bóng sáng vừa đủ giúp người diện luôn thoải mái và tự tin nhất.

Đặc điểm nổi trội của chất vải này là khả năng chống chịu nhiệt cao. Điều này giúp người dùng không cần lưu ý quá nhiều trong việc vệ sinh, phơi sản phẩm. Bên cạnh đó, nó thích hợp sử dụng cho cả 4 mùa trong năm. Và trở thành lựa chọn hàng đầu để may quần áo, chăn ga gối.
4. Phi lụa Twill
Khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội giúp lụa Twill là một trong những chất liệu luôn giữ được “nhiệt” trên thị trường. Khi sử dụng trang phục từ loại vải này, người dùng sẽ không cần lo lắng qua nhiều trong việc vận động, chơi thể thao.
Có thể nói, lụa Twill mang đến một chất liệu vô cùng thoải mái và mềm mại cho khách hàng. Điểm lưu ý nhỏ đó là không nên chọn màu trắng cho trang phục vải này dễ gây ố vàng. Độ bóng không quá cao nên vải lụa Twill rất thích may quần áo mùa hè.
5. Vải lụa gấm
Nhắc đến một chất liệu dày dặn chắc hẳn không thể bỏ qua loại vải lụa gấm. Loại vải cao cấp này được đánh giá là có hoa văn tinh xảo và chân thực. Chính nhờ những đặc điểm này mà vải lụa gấm thường được dùng may đầm dạ hội, đầm đi tiệc. Những thiết kế này khiến người dùng nổi bần bật trước đám đông bởi sự sang trọng, hiện đại toát ra.
Bài viết gợi ý: Vải Gấm Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Nổi Bật Của Gấm Tơ Tằm
6. Vải phi lụa đũi
Đây là một loại vải phi có cái tên khá độc đáo từ sự kết hợp của vải đũi và vải lụa. Loại vải này mang đến một chất liệu có trọng lượng nhẹ, mềm mịn, độ bóng thấp. Hơn nữa, các trang phục, quần áo kiểu vải phi lụa thường thiên về mùa đông. Đây cũng có thể nói là loại vải nâng tầm những ưu việt của chất lụa tự nhiên.

7. Vải phi lụa giấy
Vải phi lụa giấy hẳn là một cái tên khá mới mẻ đối với người tiêu dùng trong nước. Đặc tính đầu tiên dễ dàng nhận ra loại vải này đó là sự mỏng nhẹ như giấy. Các thiết kế từ loại vải này không bị nhăn nhúm hay co rút nên rất phù hợp với những bạn nhân viên văn phòng, giáo viên.
8. Vải phi lụa cát
Nói về một loại vải có chất liệu khá độc đáo phải kể ngay cái tên này. Bề mặt của loại vải này khá sần và nhám giống như những hạt cát xếp khít nhau vậy. Vải phi lụa cát gây chú ý bởi có tính ứng dụng cao trong đời sống. Ngoài được dùng để may rèm cửa, các thiết kế váy, đồ bộ cũng được đón người tiêu dùng đón nhận rộng rãi.
Cách nhận biết chất vải phi lụa
Vải phi lụa có khá nhiều loại cần nhớ nhưng chỉ cần chú ý quan sát một vài chi tiết nhỏ có thể dễ dàng phát hiện ra chúng. Một số tip đơn giản nhận biết vải phi lụa:

- Qua cảm giác khi tiếp xúc: Đây là cách đơn giản nhất để nhận biết một loại vải nào đó. Vải phi lụa chất lượng khi sờ sẽ cảm thấy rõ độ mềm mại, mát và màu bóng từ tơ tằm. Còn đối với những tấm vải nhăn nhúm, bề mặt không trơn nhẵn thì nên bạn nên cân nhắc đến các tip tiếp theo.
- Hoa văn trên vải: Cách này để phân biệt giữa vải được làm thủ công và công nghiệp. Vải thủ công khi quan sát kĩ vẫn thấy có các đoạn tạm dừng, chú trọng nhiều vào các kiểu dáng họa tiết truyền thống. Ngược lại, vải phi lụa công nghiệp thì thường đều tăm tắp, họa tiết cũng được may theo kiểu hiện đại.
- Dùng cách đốt để nhận dạng: Vải phi lụa có nguồn gốc từ tơ tằm nên khi đốt không sinh ra mùi khó chịu. Ngoài ra, tro thu được sẽ không bị vón cục mà tách rời nhau. Ngược lại, nếu bị vón không tách rời nhau thì chắc chắn số vải đó không phải vải phi tự nhiên.
Ứng dụng của vải phi lụa trong đời sống
Nói đến đây, chắc hẳn người dùng đã dần hình dung ra những ứng dụng thiết thực mà loại vải này mang lại. Đáng kể nhất vẫn là trong ngành dệt may và trang trí nội thất.
Trong thời trang, may mặc
Với đa dạng màu mã, vải phi lụa có thể dùng để may rất nhiều trang phục phong cách khác nhau. Có thể kể đến các thiết kế đầy nữ tính như: váy body, đầm dự tiệc. Hay sử dụng để may đồ ngủ, trang phục công sở cũng là sự lựa chọn không tệ. Chất liệu mềm mại, trang nhã khiến các trang phục từ vải phi luôn nổi bật, ghi điểm trong mắt những người xung quanh.
Trong nội thất
Trong nội thất, sử dụng phổ biến vải phi lụa để sản xuất rèm cửa và chăn ga gối đệm. Loại vải này có đặc tính vừa bền chắc vừa mềm mại nên chúng được ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu.
Một số câu hỏi thường gặp
Chất liệu vải phi lụa có nóng không?
Đây chắc hẳn là một câu hỏi rất được sự chú ý của người dùng mỗi khi thay đổi thời tiết. Kết cấu bền chắc và khả năng dẫn nhiệt kém nên loại vải này có khả năng giữ ấm thân nhiệt rất tốt. Bởi vậy nên loại vải phi lụa này thích hợp nhất cho mùa đông. Ngày nay, một số loại vải phi lụa có sự kết hợp từ những chất liệu khác giúp chúng trở nên thoáng mát hơn vào mùa hè.
Giá vải phi lụa bao nhiêu ?
Vải phi lụa loại tầm trung có mức giá ngang hàng với nhiều loại vải thông thường. Một khổ vải chỉ khoảng từ 22 đến 25 nghìn đồng. Đối với các dòng mẫu mã cao cấp như: phi lụa gấm, phi lụa tơ tằm sẽ có mức giá nhỉnh hơn rất nhiều khoảng 60 nghìn cho 1 mét vuông.
Phi lụa có phải là vải từ sợi tổng hợp ?
Nhận định này hoàn toàn là sai bởi sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, khí đốt. Còn loại vải phi lụa như mọi người cũng biết được nó được dệt từ sợi tơ tằm.

Bảo quản và vệ sinh vải phi lụa như thế nào để kéo dài tuổi thọ của chúng?
Để đảm bảo độ bền cho vải mà vẫn phải sạch thì nên ngâm vải trong nước xà phòng khoảng 5 phút. Tuyệt đối không nên dùng các loại nước tẩy rửa mạnh cho loại vải này. Sau đó, người dùng có thể đem đi giặt tay hoặc giặt máy giặt ở chế độ giặt nhẹ. Cũng như bao loại vải khác, không nên giặt chung vải phi lụa cùng với các quần áo dễ bị phai màu.
Bảo quản trang phục vải phi cũng không cần chú ý quá nhiều. Cách đơn giản nhất là để chúng tại những nơi khô thoáng trong nhà và tránh ánh sáng trực tiếp. Đồng thời, khi không sử dụng trong thời gian dài cần lau bụi và mang ra phơi thường xuyên bạn nhé.
Vải phi lụa ngày càng phát triển trên thị trường, luôn làm người mua hài lòng về những ưu điểm vốn có của mình. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của hethongnem.com đã giúp bạn đọc giải đáp được hoàn toàn những khúc mắc về loại vải phi lụa này.