Vải Gấm Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Nổi Bật Của Gấm Tơ Tằm

Một trong những loại vải “hoàng gia” thường được sử dụng cho vua chúa đó là vải gấm. Trải qua biến động của đất nước, loại vải này vẫn đang giữ được nhiệt cho đến tận bây giờ. Vậy loại vải này có ưu nhược điểm gì nổi bật mà lại được yêu thích như vậy? Hãy cùng hethongnem.com đi tìm hiểu kĩ hơn về loại vải gấm này trong bài viết bên dưới nhé!

I. Khái niệm và nguồn gốc của chất liệu vải gấm

1. Khái niệm

Vải gấm là loại vải được dệt thủ công từ sợi tơ tằm. Loại tơ này được kéo từ kén của con tằm nên khá mỏng manh đòi hỏi người thợ dệt phải thật khéo léo. Những tấm vải gấm thời xưa thường khá xa xỉ và đắt đỏ. Ngày nay với những công nghệ đỉnh cao, loại vải này dần được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn.

Vải Gấm Là Gì
Vải gấm được xem là bà hoàng tơ lụa trên thị trường

Ngoài ra, chúng còn có nhiều hoa văn được dệt cầu kỳ, màu sắc trang nhã. Khi nhìn vào tấm vải ta sẽ thấy ngay độ bóng nhẹ, mượt, hoa văn sắc nét được in nổi lên. Có thể nói, không sai khi nhiều người cho rằng vải gấm là bà hoàng tơ lụa trên thị trường.

2. Nguồn gốc

Theo các nhà sử học, vải gấm có xuất thân từ Châu Á và tồn tại từ rất lâu đời. Theo đó, nhiều tài liệu đã ghi rằng người Trung Quốc đã sử dụng vải gấm từ những năm trước Công Nguyên. Tính đến nay loại vải này ít nhất cũng phải có tuổi thọ lên đến 5000 năm.

Mãi mấy trăm năm sau, loại vải này bắt đầu xuất hiện tại nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Từ đó để giảm dần những chi phí nhập khẩu, ngành trồng dâu nuôi tằm ngày càng phổ biến hơn. Nhân dân ta đã ngày càng học hỏi và đổi mới kĩ thuật, giúp vải gấm ngày càng tôn đậm mang những nét đẹp, bản sắc dân tộc Việt.

II. Quy trình dệt vải gấm tơ tằm

Để làm ra một tấm vải gấm cũng cần rất nhiều công đoạn, thời gian và sự tỉ mỉ. Dù công nghệ phát triển nhưng vẫn cần công sức lớn từ con người mới hoàn thiện được.

Dệt vải
Hình ảnh mang tính chất minh họa của quá trình dệt vải

Người ta dùng khung hoa – loại khung cửi 2 tầng để dệt lên những tấm vải gấm. Khung hoa hoạt động được phải cần có 2 người phối hợp ăn khớp với nhau. Một người ngồi trên kéo hoa; đúng nhịp sau 2 tiếng kêu của con thoi thì người thợ còn lại ngồi dưới nhanh tay dệt. Cứ như vậy cho đến khi hoàn thành độ dài vải mong muốn. Và thành phẩm là các tấm vải hoa văn chìm, nổi khác nhau được ra đời.

III. Đặc điểm của chất liệu vải gấm

1. Về màu sắc 

Trên thị trường hiện nay, vải gấm có đa dạng các màu sắc khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn. Mỗi màu sắc đều có độ bóng và bắt sáng cực đỉnh đem lại hiệu ứng cho mắt người nhìn. Cũng từ đó mà các đường nét hoa văn càng trở nên sắc nét, sinh động. Ngoài ra điều này cũng làm cho trang phục trở nên thời thượng hơn.

Bên cạnh đó, vải gấm cũng khá bền và đều màu. Bởi sợi tơ tằm trước khi dệt sẽ được đem tẩm màu trước. Chính vì vậy mà nhìn ở góc nào thì tấm vải gấm cũng hài hòa và rực rỡ.

2. Về hoa văn độc đáo và tinh tế

Hoa văn trên vải gấm bao giờ cũng có đường nét rõ ràng, họa tiết mềm mại, uyển chuyển. Dệt được những họa tiết như vậy đòi hỏi người thợ dệt phải lành nghề và tỉ mỉ từng chút một. Bên cạnh đó còn phải có gu thẩm mỹ tốt để có thể phối màu một cách bắt mắt.

Trải qua năm tháng, các họa tiết trên vải gấm cũng ngày một có sự hòa trộn của phong cách hiện đại. Bố cục họa tiết đẹp mắt cũng là một yếu tố quan trọng giải thích tại sao vải gấm vẫn giữ được nhiệt qua năm tháng.

3. Sở hữu độ bền cao

Một trong những đặc điểm khá nổi bật của vải gấm là độ bền cao. Khi cảm nhận bằng tay sẽ thấy vải hơi dày, màu trên trang phục khó bị bạc.

IV. Ưu và nhược điểm vải sợi gấm tơ tằm

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Độ bền màu cao dù qua giặt nhiều lần. Do đó, quần áo vải gấm có tuổi thọ lâu.
  • Vải sợi gấm tơ tằm rất thân thiện với môi trường. Bởi nó được dệt từ những sợi tơ tằm nên rất an toàn trong quá trình sử dụng. Hơn nữa với cách làm thủ công hoàn toàn nên không gây ra khói bụi, ảnh hưởng môi trường.
  • Một ưu điểm tiếp theo đó là hoa văn sợi gấm tinh tế và đẹp mắt. Mang lại cảm giác sang trọng, thanh cao phù hợp mặc trong các dịp đặc biệt. Có thể nói đến như: đầm vải gấm dự tiệc, may áo dài cưới…
  • Khả năng giữ nhiệt cực tốt. Bởi thế nên trang phục mùa đông lựa chọn loại vải này để may là cực kì thích hợp.
  • Dễ thấm ướt lại phơi lâu khô bởi chất vải dày. Điều này khiến cho quần áo có thể bám mùi khó chịu nếu phơi vào những ngày trời mưa, âm u. Còn đối với vỏ ga gối từ sợi gấm thì nên đem đến tiệm giặt để được xử lý đúng cách
  • Ngoài ra, các sản phẩm làm từ vải gấm tơ tằm cũng khá dễ bám bẩn. Đặc biệt là những vết bẩn cứng đầu lại càng khó làm sạch.

Xem thêm: Vải Cotton Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Cách Phân Biệt

V. Những loại vải gấm phổ biến trên thị trường hiện nay

Vải gấm tơ tằm vẫn là một loại vải có chỗ đứng trên thị trường. Vải gấm được phân thành nhiều loại dựa vào các đặc điểm đặc trưng như: vải gấm xốp, trơn, cứng, họa tiết nổi, vải gấm cotton… Một số loại vải thông dụng trên thị trường Việt có thể nhắc đến:

1. Vải gấm trơn

Vải gấm trơn là loại vải giữ nguyên được những nét truyền thống vốn có. Giống với cái tên của nó, loại vải này có bề mặt trơn nhẵn và đơn sắc. Khi bắt ánh sáng càng lộ rõ vẻ óng ả, chất vải mướt mịn. Bởi thế chúng thường dùng để làm vải gấm may áo dài học sinh, cô giáo. 

Vải Gấm Trơn
Thiết kế trơn này còn mang lại vẻ đẹp tinh tế, thướt tha cho người mặc

Ngoài ra, thiết kế trơn này còn mang lại vẻ đẹp tinh tế, thướt tha cho người mặc. Chất vải không kén người dùng như vậy bảo sao lại hot đến vậy. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thị trường ngoài nước vải gấm trơn cũng rất được ưa thích. 

2. Vải gấm cứng

Vải gấm cứng có đặc trưng cũng giống như tên gọi của nó vậy. Phần vải sẽ hơi cứng, khô ráp một chút. Cũng vì vậy mà trông chúng sẽ có ít độ bóng và độ co giãn kém. Nhưng bù lại sẽ giữ được đúng form của trang phục. Ngoài ra, vải gấm cứng còn có ưu điểm là hoa văn sắc nét, độ bền màu tốt.

Một ưu việt nữa khiến loại vải này được sản xuất rộng rãi là dễ dàng vệ sinh, quy trình đơn giản hơn các loại vải khác. Với những đặc điểm như vậy nên loại vải này rất thích hợp làm vải gấm may rèm cửa.

3.  Vải gấm hoa nổi

Vải Gấm in Hoa Nổi
Chất liệu gấm hoa nổi có chất liệu dày dặn, màu sắc mẫu mã đa dạng

Loại vải gấm này có chất liệu dày dặn, màu sắc mẫu mã đa dạng. Bên cạnh đó là phần họa tiết hoa dệt nổi trông rất thời thượng và đẹp mắt nên được nhiều chị em ưa chuộng. Rất thích hợp may đầm dạ hội, áo dài cách tân… toát lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Đồng thời cũng tôn lên giá trị của người phụ nữ.

4. Vải gấm trắng

Loại vải này cũng có độ hot không kém các loại trên. Vải gấm trắng mang vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết. Thêm vào đó là các họa tiết lấp lánh đặc biệt thích hợp với làm vải gấm cao cấp may áo dài

Vải Gấm Trắng
Vải gấm trắng rất thích hợp may áo dài truyền thống Việt Nam.

Xem thêm bài viết: Vải Polyester Là Gì? Bạn Đã Thực Sự Biết Rõ Về Nó?

VI. Ứng dụng của chất liệu vải gấm tơ tằm

Trên thị trường hiện nay, không chỉ bày bán các sản phẩm vải trong nước như vải gấm Sài Gòn. Mà các loại vải gấm Trung Quốc, gấm Nhật cũng được ưa dùng không kém. Lí do là bởi tính ứng dụng cao của chúng trong đời sống hàng ngày.

1. Trong may mặc, thời trang

Trong lĩnh vực này, vải gấm được biết đến và sử dụng thường xuyên để may trang phục. Các thiết kế vải gấm luôn là gương mặt vàng để may các trang phục đặc biệt. Điển hình như các bộ đầm dạ hội lộng lẫy và quý phái. Hay các bộ trang phục váy cưới, áo dài cô dâu bồng bềnh, trang nhã. Những điều này đủ cho thấy tầm vải tấm có một chỗ đứng vững chắc trong lòng bao người. Ngoài ra, vải gấm cũng là cảm hứng sáng tạo cho nhiều bộ sưu tập nổi tiếng.

Áo dài truyền thống
Áo dài truyền thống Việt Nam, làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ, người nam làm toát lên vẻ nho nhã, điềm đạm.

Bên cạnh đó, vải gấm may áo dài nam, nữ cũng rất được săn đón. Khi mặc toát ra sự thướt tha mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Với sự sáng tạo không ngừng của con người, chất liệu gấm còn được làm thành các mẫu túi xách thời thượng. Chúng giúp tạo thêm điểm nhấn cho hội chị em khi bước xuống phố.

2. Trong trang trí nội thất

Về trang trí nội thất thì vải gấm sử dụng nhiều nhất để làm rèm cửa. Loại vải này với chất liệu dày dặn, màu sắc và hoa văn vô cùng tinh tế. Sẽ giúp trang hoàng thêm cho căn phòng nhà bạn.

Ngoài ra, vải gấm còn được dùng để may vỏ chăn ga, gối đệm. Thiết kế này sẽ giúp căn phòng người dùng toát lên sự sang trọng. Bên cạnh đó, loại vải này dùng để làm khăn trải bàn cũng rất hợp lý cho phòng khách.

VII. Một số lưu ý khi chọn mua vải gấm

Khi mua vải gấm nên cầm và cảm nhận chất vải trước. Bạn cũng nên xác định trang phục mình muốn may là gì để chọn vải cho phù hợp. Bên cạnh đó, các loại vải gấm hoa văn sẽ có giá thành nhỉnh hơn loại trơn. Nhưng chủ yếu dao động từ 100k đến 200k cho 1 mét vuông.

Ngoài ra, nên chọn những nơi như các khu chợ sỉ, cửa hàng chuyên vải vóc để mua được với mức giá tốt nhất.

VIII. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản chất liệu vải gấm

Không phải ai cũng biết vệ sinh và bảo quản trang phục từ vải gấm đúng cách. Bởi thế nên dùng vải gấm như thế nào để bền lâu nhất cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm. 

1. Chỉ được giặt bằng tay

Đây cũng là một loại vải khó chiều nên để vệ sinh quần áo một cách tốt nhất thì chỉ nên giặt bằng tay. Điều này sẽ giúp các trang phục từ vải gấm giữ được form, màu sắc tươi mới như lần đầu sử dụng.

Giặt đồ bằng tay
Chỉ nên giặt tay các sản phẩm từ chất liệu gấm để đảm bảo giữ được form và màu sắc như mới

2. Tránh sử dụng chất tẩy rửa 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng chỉ nên giặt loại vải này với những loại xà phòng có độ PH ở mức trung tính. Tuy được biết đến với độ bền màu cao nhưng cũng không nên sử dụng chất tẩy rửa. Đặc biệt là nước Javen rất dễ khiến trang phục nhạt màu đi trông thấy.

3. Không giặt ở nhiệt độ cao

Vải gấm có thành phần từ tơ tằm nên nhiệt độ cao sẽ rất dễ làm loại vải này mất đi độ bóng vốn có. Bên cạnh đó, nhiệt độ quá thấp thì lại khiến sợi vải co rúm. Để tối ưu nhất thì nên giặt loại vải này ở nhiệt độ khoảng 30 đến 35 độ C. Khi phơi quần áo cũng vậy, hạn chế phơi ở chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải. Một gợi ý nhỏ đó là nên lột quần áo phần ngoài vào trong trước khi phơi.

 

Có thể thấy, việc sử dụng vải gấm không chỉ mang lại vẻ đẹp cho bản thân mà nó còn gìn giữ được bản sắc dân tộc Việt. Hơn nữa, loại vải này lại có ứng dụng cao sẽ là một item không thể thiếu trong tủ đồ của bạn. Trên đây là những chia sẻ chi tiết liên quan đến vải gấm tơ tằm. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn thêm những kiến thức bổ ích về loại vải này!

Một số chất liệu khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Canvas Vải Nhung
Vải Acrylic Vải Lót Vải Lụa Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Viscose Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Denim Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Thô Vải Kate
Vải Microfiber Vải Hữu Cơ Vải Oxford Vải Polyester
Vải Modal Vải Len Vải Satin Vải Cotton
Vải Spandex Vải Thun Lạnh Vải Voan
Vải Sợi Tre Vải Không Dệt Vải Đũi
Vải Dù Vải Jeans Vải Kaki
5/5 - (30 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat