Vải lót là một chất liệu khá quan trọng trong lĩnh vực may mặc nhưng nhiều khi lại ít được chú ý. Chúng có mặt trong hầu hết các loại trang phục, đồ dùng ngay xung quanh mỗi người. Vậy loại vải này có kiểu dáng gì đặc biệt? Hãy cùng theo chân Hethongnem.com đi tìm hiểu tất tần tật những sự thật lý thú về loại vải này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vải lót là gì? Chất liệu làm nên loại vải này là gì?
Vải lót là loại vải được may bên trong làm nền cho các chất liệu chính. Đối với một số trang phục sử dụng loại vải chính khá mỏng như ren, voan thì việc sử dụng vải lót là hoàn toàn cần thiết. Vừa giữ được những form dáng mong muốn vừa giúp không bị lộ phần bên trong cơ thể.
Một điểm đặc biệt của loại vải này là được tạo nên từ đa dạng nguyên liệu. Điển hình như: polyester, vải nhân tạo, vải tự nhiên,… Tùy vào mục đích của người dùng mà người ta sẽ điều chỉnh định lượng các thành phần để cho ra chất vải như mong muốn. Cũng chính vì vậy, loại vải này trên thị trường hiện nay ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhà thiết kế.

2. Đặc điểm của các loại vải lót
Đặc điểm vốn có của loại vải này là khá mềm mịn để mặc như một lớp lót cho sản phẩm chính. Đồng thời, vải cũng phát huy được những đặc tính nổi trội từ nguyên liệu chính tạo thành nó.
Vải này có siêu nhiều màu sắc trên thị trường. Nên các thiết kế vải chính có ra sao, màu sắc gì cũng không hề làm khó được nó. Ngoài ra, sử dụng vải lót hay ở chỗ độ dày mỏng, mềm cứng thì nhà sản xuất đều có thể làm ra được. Những đặc điểm này cũng giúp lý giải phần nào tính ứng dụng cao của vải lót trong từng thiết kế.
3. Ưu nhược điểm của vải lót
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Ưu điểm đầu tiên của vải này phải kể đến là khả năng không tích góp tĩnh điện. Tiến đến là độ dày vừa phải giúp các thiết kế từ loại vải này trông nhẹ nhàng và không bị thô. Bên cạnh đó, loại vải này còn được biết đến có khả năng cách nhiệt cực kì tốt.
Bởi vậy, sử dụng loại vải này làm lớp lót cho quần áo hay đồ dùng đều rất hợp lý. Ngoài ra, giá cả hạt dẻ cũng là điểm cộng mang loại vải này đến gần hơn với người tiêu dùng. |
Vải có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng không thể bỏ qua nhược điểm của loại vải này. Những nhược điểm này được phát sinh trong quá trình sử dụng. Điển hình như dễ bị nhàu nát trong quá trình giặt giũ, vệ sinh. Đặc biệt là với vải chất liệu thiên nhiên.
Còn với vải chất liệu nhân tạo lại mang nhược điểm dễ bị hút ẩm và thoáng khí kém. Cũng vì thế mà các thiết kế mùa hè không mấy ai sử dụng chất vải này. Một điểm lưu ý nhỏ nữa là một số loại vải lót có thể gây kích ứng nên cần cảm nhận kĩ món đồ trước khi mua. |
4. Phân loại
Với nguyên liệu phong phú, bảo sao người ta lại có thể sản xuất ra nhiều loại vải lót như vậy. Mỗi loại sẽ thiên về những âm sắc riêng, được thể hiện phần nào qua tên gọi của chúng. Sau đây là 6 loại vải lót thông dụng nhất trên thị trường tiêu thụ Việt.
4.1. Vải polyester
Vải lót polyester được biết đến với thành phần chính là sợi polyester. Chất liệu này sở hữu khả năng chống nhăn tốt, không co giãn lại có kết cấu khá bền chắc. Ngoài ra, loại vải này cũng được đánh giá là chất liệu chống thấm nước hiệu quả. Bởi vậy người ta rất ưa chuộng sử dụng chúng để làm vải lót túi xách hay vải lót áo khoác.
Chưa dừng lại ở đó, đặc tính dễ nhuộm và khó bay màu cũng giúp loại vải này có mặt ở nhiều thiết kế khác. Với giá thành rẻ lại nhiều công năng tốt như vậy thì vải lót polyester được ưu ái cũng là điều dễ hiểu.

4.2. Vải nỉ lót lông
Loại vải này hay còn được gọi với cái tên tương tự như vải nỉ lông cừu. Bề mặt của vải là một lớp lông ngắn và cực mềm mượt. Lớp lông này cũng giúp chất liệu vải lót trở nên dày dặn, giữ ấm cực tốt cho người sở hữu.
Cũng vì thế mà chất nỉ lông thường được sử dụng để làm vải để lót bàn, lót ghế sofa… Hay cũng không thể quên các thiết kế áo khoác giữ nhiệt, vải để lót sàn. Đây có thể nói là một chất liệu không thể thiếu trong các thiết kế mùa đông.

4.3. Vải lót cotton
Một loại vải phổ biến dễ dàng bắt gặp ở nhiều thiết kế đó là vải lót cotton. Với thành phần chính là cotton nên loại vải này có đặc tính mỏng nhẹ, độ mềm vừa phải. Ngoài ra, người ta còn đánh giá cao loại vải này bởi độ thoáng khí tốt, dễ dàng vệ sinh vết bẩn. Có thể kể đến một số sản phẩm sử dụng nó để làm lớp lót như: ví da, balo, quần áo,..

4.4. Vải lót thun
Vải lót thun là một trong những loại vải đa di năng, dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của nhà thiết kế. Chúng có đặc điểm mềm mịn, co giãn và thấm hút mồ hôi hiệu quả. Bên cạnh đó là khả năng kháng khuẩn hơn hẳn nhiều chất vải lót còn lại.
Ngoài ra, chất liệu không dễ nhăn nên chúng thường được dùng trong để may vải lót cổ áo, vải lót sofa,.. Nhiều ưu điểm như vậy nhưng loại vải này cũng có giá khá hạt dẻ và dễ dàng tìm mua trên thị trường.
4.5. Vải lót kaki
Đúng như cái tên của nó, loại vải này có chất liệu và đặc tính tương tự như vải kaki. Đây là một chất liệu kết cấu khá bền chặt, khó rách và độ dày vừa phải. Với đặc tính này giúp các sản phẩm từ vải lót kaki trông luôn đứng form dáng.
4.6. Vải lót voan
Dành cho những ai chưa biết thì vải voan có chất liệu khá mỏng manh và mềm mại. Chúng thường được dùng làm lớp vải trong cho các thiết kế váy đầm. Mang lại cảm giác thoải mái, tự nhiên giúp các nàng tự tin khi diện váy.
5. Cách nhận biết vải lót
Vải lót sẽ thường đóng vai trò lớp lót bên trong quần áo nên cũng khá dễ nhận biết. Còn khi được may vào trang phục, đồ dùng thì có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc cảm nhận bằng tay.
- Cảm nhận bằng tay: đây cũng là cách nhận biết khá hữu hiệu giữa vải lót và vải chính. Các loại vải lót thường có thiết kế mỏng và mịn màng giúp người dùng hạn chế bị bí bách, khó chịu khi sử dụng. Có thể lấy thí dụ như quần kaki thay vì gây cảm giác cứng và khó chịu. Nhà thiết kế sẽ thường chọn vải nỉ lông để lót bên trong vừa ấm áp lại dễ chịu.
- Cảm nhận bằng mắt: Mắt là giác quan khá nhạy bén, chỉ cần quan sát kĩ là người dùng có thể nhận biết được ngay. Vải lót thường là thiết kế bên trong, có những màu sắc nhạt hơn màu loại vải chính. Bởi những nhà thiết kế thường tuân thủ quy tắc phối màu nhạt hơn để vải không bị lộ ra hoặc chỉ làm nền cho vải chính.
6. Ứng dụng của vải
Vải lót có siêu nhiều ứng dụng trong đời sống mà đôi khi nhiều người cũng không ngờ đến. Người ta sử dụng nó làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm từ thông thường đến cao cấp. Sau đây là một vài ứng dụng phổ biến ở thực tế mà bạn dễ dàng bắt gặp:

6.1. Thảm vải lót sàn
Thảm vải lót sàn chắc hẳn là một đồ nội thất quen thuộc đối với mỗi gia đình. Chất liệu chủ yếu để làm loại thảm này là vải nỉ lót lông hoặc vải lót polyester. Hai loại vải này có độ thấm hút rất tốt, khả năng giữ màu cao. Nên rất phù hợp với việc đi lại, vận động trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tạo nên không gian cho các bé nhỏ tập đi, vui đùa. Ngoài ra, màu sắc, họa tiết trên thảm cũng giúp căn nhà trở nên sang trọng, đẹp mắt.
6.2. Vải lót săm lốp xe
Một ứng dụng hết sức đặc biệt của chất liệu này đó là làm vải lót săm lốp xe. Theo đó, lớp vải phải mỏng, nhẹ và chất lượng tốt mới bảo vệ được lốp xe người dùng. Ngoài ra, loại vải này có thể tái sử dụng nhiều lần giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí nhỏ đấy.
6.3. Vải được sử dụng may khẩu trang
Trong thời buổi đại dịch vẫn đang còn tồn tại như hiện nay, vải lót may khẩu trang quả là một chất liệu đắt khách. Như mọi người cũng biết, khẩu trang có khả năng lọc khuẩn và chống bụi hay không đều dựa vào lớp lót bên trong.
Bên cạnh đó, chất liệu vải cũng phải đảm bảo được các yếu tố mềm mại và mỏng nhẹ. Vì vậy, người thợ thường sử dụng vải lót polyester hay thun để may. Như vậy vải lót cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe người dùng.
6.4. Lót mũ bảo hiểm
Lại là một ứng dụng vô cùng thực tế của vải này đối với con người. Vải lót mũ bảo hiểm chính là phần bên trong mũ tiếp xúc trực tiếp với da đầu. Khả năng thấm hút tốt của vải sẽ giúp bạn khi đội mũ bảo hiểm không còn bị bí, hạn chế tích tụ mồ hôi. Đặc biệt, nó còn mang lại sự thoải mái khi đội, bảo vệ phần đầu khi xảy ra va chạm.
6.5. Lót áo dài
Áo dài Việt Nam thường là các thiết kế mỏng nhẹ, thướt tha. Vì vậy vải lót áo dài cũng phải sử dụng những chất liệu tương tự. Và để đáp ứng được các tiêu chí này người ta thường dùng vải lót lụa hay gió. Có thể thấy, loại vải này khi kết hợp cùng với vải may áo dài giúp các chị em trở nên nhã nhặn và đầy nữ tính.
6.6. Vải lót túi quần tây
Vải lót túi quần tây là một trong những ứng dụng cũng phổ biến không kém. Vải này thường có khả năng đàn hồi tốt, bắt sáng nhẹ và dễ dàng làm sạch vết bẩn. Đa phần, thường là vải màu đen hoặc tối màu để hạn chế bị lộ ra bên ngoài. Ngoài ra, kinh nghiệm của các người thợ may quần tây là thường chọn lớp lót cotton hoặc polyester.
6.7. Quần vải lót nỉ
Đây cũng là loại quần rất được săn đón trong mùa đông bởi khả năng giữ ấm cực đỉnh. Chất vải lót nỉ bên trong quần vừa phải đảm bảo mềm mịn vừa không được gây kích ứng cho da. Đồng thời, quần vải lót nỉ cũng có độ co giãn nhất định nên người dùng hoàn toàn yên tâm về form dáng.
6.8. Vải lót may đầm
Với các thiết kế váy đầm có vải chính mỏng thì không thể thiếu lớp vải lót được. Lớp vải đầm giúp các thiết kế thêm phần điệu đà và bồng bềnh.
6.9. Vải lót chụp hình
Trong chụp hình, loại vải này được xem như một khung nền để nổi bật nên con người, sản phẩm. Đồng thời các thiết kế vải trơn cũng giúp thợ chụp ảnh dễ dàng chỉnh sửa, photoshop.
6.10. Vải lót balo, túi xách
Ngoài chất liệu da, vải chính bên ngoài thì balo, túi xách cũng không thể thiếu lớp lót bên trong. Lớp lót này vừa phải có độ dày hợp lý để không chiếm quá nhiều diện tích nhưng vẫn chắc chắn. Thông thường, nhà thiết kế thường lựa chọn chất cotton để làm vải cho balo túi xách.
7. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải
Dù là một loại vải may ở bên trong nhưng nếu bảo quản và vệ sinh không đúng cách vẫn làm ảnh hưởng đến cả sản phẩm. Vì vậy dựa vào thành phần chính của từng loại vải mà người ta sẽ có cách vệ sinh và bảo quản thích hợp. Nhưng nhìn chung, các bạn vẫn cần lưu ý một vài quy tắc sau:
- Nên giặt quần áo ngay sau khi ra nhiều mồ hôi để tránh bị ẩm mốc, ố vàng.
- Không nên cho vải vào các sản phẩm tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy.
- Tránh phơi ở những nơi ẩm mốc vì vải này cũng có thể bị mốc và sinh mùi hôi khó chịu.
- Các sản phẩm thảm lót sàn, vải lót mũ bảo hiểm nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Cần phải vệ sinh vải sạch sẽ rồi mới mang đi bảo quản.
Tóm lại, vải lót là một chất liệu đóng vai trò thầm lặng giúp các thiết kế trở nên hoàn hảo nhất. Dù là một chất liệu không nổi bật ra bên ngoài nhưng những gì mà loại vải này mang lại khó có thể thay thế được. Hy vọng những chia sẻ chi tiết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ứng dụng, đặc điểm của từng loại vải lót trên thị trường.