Vải Denim Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Vải Jeans Và Denim

Vải denim chắc hẳn là chất liệu khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của mỗi người đúng không nào. Chất vải sở hữu sự cứng cáp, trẻ trung, năng động lại có độ bền cao. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về bản chất của vải này cũng như phân biệt với vải jeans, hãy cùng hethongnem.com làm rõ trong bài viết dưới đây. 

Vải denim là gì? 

Vải denim là chất vải có thành phần từ 100% cotton bằng kỹ thuật dệt đan chéo. Denim được tạo ra nhờ quá trình dệt kết hợp của sợi chàm chạy dọc cùng với rất nhiều sợi trắng chạy ngang. Ngoài thành phần chính là cotton, denim hiện nay ngày được sáng tạo nhiều hơn. Có thể kết hợp với các loại sợi polyester, sợi lycra giúp tạo ra một chất vải chống nhăn, chống co rút, khắc phục các nhược điểm của sợi cotton.

Vải Denim Là Gì
Vải denim là gì ?

Có thể thấy ở chất liệu vải denim là một tông màu xanh quen thuộc. Đây là thuốc nhuộm chàm trong thành phần của loại vải này, nên các bộ đồ quần áo thời trang thường có một màu xanh đặc trưng, nổi bật và không lẫn với bất cứ một chất liệu nào khác trên thị trường.                                                 

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải denim   

Denim là cái tên được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 17 tại Pháp. Tên ban đầu của loại vải này là “Serge de Nimes” lấy từ tên thành phố của Pháp, nơi mà denim lần đầu xuất hiện và được sản xuất. 

Cuối thế kỷ 18, vải jean denim mới bắt đầu xuất hiện và được sử dụng rộng rãi. Ban đầu, loại vải này chỉ được sử dụng chủ yếu cho các đồ bảo hộ vì đặc tính dày dặn, bền và sự thoải mái, dễ chịu. 

Sau dần, denim được sử dụng ngày một nhiều hơn trong khắp các lĩnh vực. Có thể làm đồ bọc ghế, trang trí nội thất hoặc làm cánh buồm do sự đàn hồi và sự liên kết trong chất vải vô cùng chất lượng này.                                

Phân loại các loại vải denim phổ biến hiện nay                                                

Phân loại theo màu sợi dệt  

Denim được chia thành nhiều loại khác nhau cũng như có những màu sắc xanh không giống nhau. Màu sắc chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của loại vải này. Cụ thể, phân loại theo màu sắc của sợi dệt sẽ bao gồm các loại denim sau:                                       

1. Vải denim truyền thống

Denim truyền thống còn được gọi với cái tên là vải jean denim. Đây là loại vải có thành phần chủ yếu từ cotton, trong đó sử dụng 2 loại sợi dệt màu trắng và màu xanh kết hợp.

Sau khi dệt, vải denim truyền thống thường các màu xanh nước biển nhẹ nhàng, khá giống với màu của chất liệu vải jean. Vì thế cái tên vải jean denim xuất phát từ đó.

2. Vải denim cải tiến

Denim cải tiến được sáng tạo và phát huy những ưu điểm của denim truyền thống. Đồng thời vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, làm từ thành phần chính là cotton. Tuy nhiên, các loại denim cải tiến thường được kết hợp đa dạng, ngoài cotton còn rất nhiều các chất liệu đa dạng.

Màu sắc của loại vải denim cải tiến cũng được phá cách và sáng tạo hơn. Không chỉ bó buộc 2 màu xanh trắng như chất liệu truyền thống, mà loại vải này kết hợp đa dạng hơn là màu trắng – đen, trắng – hồng hay, trắng – trắng,…

Vải Denim Cải Tiến
Vải denim cải tiến thường kết hợp nhiều chất liệu liệu và những loại màu sắc khác nhau

Phân loại theo kỹ thuật nhuộm màu vải

Ngoài màu sắc thì chất liệu vải denim còn được phân loại theo hình thức và kỹ thuật nhuộm màu vải. Các quy trình dệt tỉ mỉ, công phu và khó khăn để tạo nên thành phẩm chính là sử dụng kỹ thuật nhuộm hiệu quả. Cụ thể, phân loại theo kỹ thuật nhuộm sẽ bao gồm các loại vải chính như sau:                                   

1. Vải selvedge denim

Selvedge denim thường có đặc điểm đặc trưng là sọc trắng tại khu vực biên của vải. Selvedge denim hay còn gọi là denim may biên. Phần biên là phần vải không dính màu nhuộm giống như các loại vải áp dụng kỹ thuật nhuộm khác.

Vải selvedge Denim
Selvedge denim hay còn gọi là denim may biên

Trên thực tế có thể thấy phần màu trắng không được nhuộm này sẽ được đặt theo hình dọc thân quần hoặc áo, tạo nên phong cách độc lạ, sáng tạo và phá cách.                     

2. Vải dry denim

Dry denim được biết tới là loại vải có kỹ thuật nhuộm đơn giản và phổ biến nhất hiện này. Tông màu chính dùng để nhuộm loại vải này chính là màu xanh đen đậm đặc trưng. Tuy nhiên, các sản phẩm từ vải dry denim thường không bền màu, khi giặt dễ bị phai làm ảnh hưởng đến chất lượng của các loại quần áo khác. 

Hơn thế nữa, Dry Denim khi giặt còn rất dễ mất form, nhanh chóng bạc màu và không còn như mới so với lúc đầu bạn sở hữu, tuổi thọ khá thấp. 

Vải Dry Denim
Tông màu chính dùng để nhuộm dry denim chính là màu xanh đen đậm đặc trưng

3. Vải raw denim  

Trong quá trình tạo ra loại vải raw denim, nhà sản xuất sẽ bỏ công đoạn giặt sau khi đã tiến hành nhuộm màu lên vải. Vì thế, tất cả các lớp màu đều được giữ nguyên như ban đầu, sự màu sắc đậm và chính xác, sắc nét cực tươi và đẹp mắt. 

Vải Raw Denim
Raw denim là loại vải được ứng dụng nhiều trong may mặc

Ngược lại, raw denim lại có một nhược điểm là cực kỳ nặng. Đặc biệt các bạn nữ khi giặt tay thì việc vắt khô chắc chắn là rất khó. Đồng thời, phần form và dáng của sản phẩm từ chất liệu này có phần khá cứng. Tuy nhiên, chất liệu màu sắc đa dạng, ứng dụng trong nhiều sản phẩm đẹp mắt. 

Xem thêm: Vải Satin Là Gì? Tìm Hiểu A-Z Về Chất Liệu Satin Thời Thượng

Quy trình sản xuất của vải denim   

Để sản xuất được chất liệu vải denim, đòi hỏi nhà sản xuất phải tiến hành rất nhiều công đoạn công phu và phức tạp nhằm tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể gồm 5 bước như sau: 

  • Bước 1: Thu hoạch bông: Nông dân tiến hành thu hoạch các loại bông, và đóng thành các kiện lớn để được đưa đến nhà máy xử lý. Sau đó mới đưa vào sản xuất. Sau khi được các loại bông chải thô qua, chúng sẽ được chia thành những phần nhỏ để mang đi dệt.     
  • Bước 2: Bông sau khi được chia thành các túi nhỏ sẽ đưa vào khu vực đặt máy kéo để cho ra những thành phẩm là các sợi cotton mềm và mịn.       
  • Bước 3: Các sợi vải denim cotton sau khi được xử lý sẽ chia thành 2 phần. Một phần dùng thuốc nhuộm chàm để tạo thành các sợi chàm.  Phần còn lại để nguyên để tạo các sợi trắng kết hợp. 
  • Bước 4: Hai phần sợi trắng và sợi nhuộm được dệt tạo thành thành phẩm vải denim. Các sợi màu xanh được dệt thành sợi dọc, dệt gần hơn với so với những loại vải trắng giúp vải có màu xanh nhiều hơn màu trắng. 
  • Bước 5: Chất liệu vải sau khi được dệt sẽ được hoàn thiện và loại bỏ các sợi thừa, xơ vải và cuộn lại. Thành phẩm vải denim hoàn chỉnh sẽ được đóng thành từng cuộn, và mang tới các xưởng may, các đại lý đã đặt hàng trước đó.                        

Ưu nhược điểm của vải denim

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Cứng cáp, dày dặn

Denim được biết tới là chất liệu hàng đầu khi muốn tìm một sản phẩm cứng cáp, không thô cứng mà vẫn phong cách, tự tin và khác biệt. Độ cứng cáp của vải để giữ form sản phẩm tốt nhất. Đặc biệt là các sản phẩm khi cất trong tủ quá lâu hay giặt bằng máy giặt nhiều lần. 

  • Độ bền cao

Đi kèm với ưu điểm cứng cáp chính là độ bền của chất liệu vải này. Với các sản phẩm mỏng nhẹ thường có tuổi thọ thấp hơn nếu không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách. Thế nhưng với chất liệu vải denim, bạn có thể thấy khả năng giữ form sản phẩm trong thời gian dài, vì các sợi vải liên kết cực kỳ chặt chẽ. 

  • Không dễ nhăn

Chính bởi độ liên kết bên trong của các sợi vô cùng chặt chẽ, nên các sản phẩm từ vải Denim không dễ bị nhăn. Đặc biệt khi giặt bằng tay, bằng máy, bạn chỉ cần giũ nhẹ và phơ khô, thì sản phẩm phẳng tự nhiên, mang lại vẻ ngoài chỉn chu và lịch sự.

  • Giá vải denim đa dạng

Phụ thuộc vào từng đối tượng và khả năng chi trả của mỗi người tiêu dùng với các phân khúc giá khác nhau.    

  • Vải denim có nóng không? 

Câu trả lời chắc chắn là có. Vì bản chất của chất vải này là sự cứng cáp, dày dặn chứ không mỏng nhẹ và thoáng khí như nhiều loại vải lanh, lụa,… 

  • Denim không thích hợp mặc trong ngày hè oi bức

Kể cả các loại vải denim mỏng thì vẫn có độ cứng cáp nhất định nhằm giữ ổn định được form dáng sản phẩm. Vì thế, lưu ý nên mua các sản phẩm từ vải denim vào mùa thu hoặc mùa đông, những ngày mát mẻ. 

  • Khả năng co giãn kém

Co giãn kém là nhược điểm khá lớn của loại vải này. Vì sự cứng cáp, dày dặn nên khả năng co giãn của denim kém. Vì vậy không phù hợp với các sản phẩm quần áo thời trang thể thao, trang phục hàng ngày.    

Phân biệt loại vải denim và vải jeans     

 Vải denim và vải jeans là hai loại vải thường xuyên bị nhầm lẫn ở hầu khắp các nơi trên thế giới không chỉ ở Việt Nam. Thoạt nhìn, hai loại vải này khá giống nhau cả về hình thức lẫn màu sắc, tuy nhiên, để hiểu sâu hơn thì 2 loại vải này hoàn toàn khác nhau. 

Vải jeans 

Sản phẩm jeans được làm từ chất liệu vải denim trong đó bao gồm 100% cotton, có tính linh hoạt cũng như thoải mái của chất liệu này. Vì vậy, đây là chất liệu được rất nhiều các bạn thế hệ trẻ yêu thích sử dụng. 

Đặc biệt là các loại quần jeans, áo khoác jeans vì không cần giặt thường xuyên cũng giữ được độ bền và cách nhiệt cực tốt trong mùa lạnh. Jeans được thiết kế đơn giản, tinh tế có thể mặc trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống thường ngày. 

Chất liệu Denim

Denim là chất liệu để làm nên vải jeans. Những chiếc quần jean, áo khoác jean, túi váy, jean đều có nguồn gốc từ chất liệu vải denim. Tuy nhiên chúng lại không có tên là jeans. Vì vậy, bạn phải hiểu hai khái niệm jeans và denim hoàn toàn khác nhau, để tránh nhầm lẫn nhé.                                 

Một số ứng dụng phổ biến của vải denim     

Chất liệu denim có thể thấy hầu khắp trong các sản phẩm đời sống thường ngày đặc biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong ngành thời trang may mặc và nội thất, vải denim xuất hiện với vai trò quan trọng hơn cả.                                            

Trong lĩnh vực may mặc:

Đây là lĩnh vực mà vải denim có sự xuất hiện nhiều nhất. Các sàn diễn thời trang trong nước và quốc tế liên tục cho ra các sản phẩm từ denim. Với phong cách, hiện đại, độc đáo và lạ mắt. Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu thẩm mỹ ngày một lớn của người tiêu dùng và các tín đồ của thời trang.

Thời Trang Jeans
Chất liệu vải denim làm nên những sản phẩm mang lại cho người mặc phong thái tự tin, bụi bặm, phong cách và lãng tử, phong trần

Các sản phẩm thường thấy như: quần áo, váy, giày dép, túi xách, thắt lưng, ví vải denim… đều là những sản phẩm từ chất liệu vải denim. Những sản phẩm mang lại cho người mặc phong thái tự tin, bụi bặm, phong cách và lãng tử, phong trần.        

Trong lĩnh vực nội thất:     

Ngoài ra, trong lĩnh vực nội thất chất liệu vải denim được ứng dụng trong sản phẩm bọc, bọc ghế sofa, vải chùm đèn, bàn,… Các sản phẩm đều có tính chất bền, đẹp, không bị phai màu hay cũ kỹ nên đặc biệt được ưa chuộng.       

Ngoài ứng dụng trong ngành thời trang và nội thất, vải denim còn được dùng trong lĩnh vực nghệ thuật, các sản phẩm bọc ghế xe hơi,…                         

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải denim                                                

Không giặt giũ quá thường xuyên 

Một điểm đặc biệt khi sử dụng sản phẩm từ vải denim đó là không nên giặt giũ quá nhiều. Rất nhiều bạn thắc mắc nếu không giặt sản phẩm khó sạch. Những bản chất của loại vải này là không bám bụi, cứng cáp, không nhăn. 

Nên nếu bạn càng giặt nhiều, màu trong vải sẽ càng phai và khiến cho sản phẩm không giữ được màu nguyên viên như lúc đầu.                                        

Nên dùng nước giặt    

Là loại vải có đặc trưng cứng và nặng, bền nên khi giặt bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm nước giặt để làm mềm vải một cách dễ dàng. Đồng thời nước giặt cũng giúp cho quần áo của bạn không xảy ra tình trạng phai màu. Từ đó quần áo sẽ giữ được độ bền tốt hơn trong suốt thời gian dài sử dụng.                            

Không giặt chung với các loại quần áo khác                                        

Một lưu ý khác để giúp vệ sinh và bảo quản được sản phẩm vải denim bền hơn. Chính là giặt riêng không nên trộn lẫn và giặt chung với các loại vải khác, đặc biệt là các loại vải màu trắng. 

Việc giặt chung sẽ khiến vải bị phai ra màu của quần áo có vải sáng hơn, làm mất tính thẩm mỹ, thậm chí có thể phải bỏ bộ đồ đó vì không thể mặc lại.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất hethongnem.com chia sẻ về vải denim cũng như cách phân biệt jean và denim để tránh nhầm lẫn. Vậy, sau khi tham khảo những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được những sản phẩm hữu ích và chất lượng nhất trong đời sống hàng ngày nhé!

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Canvas Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Lụa Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Viscose Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Thô Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Oxford Vải Kate
Vải Microfiber Vải Hữu Cơ Vải Satin Vải Polyester
Vải Modal Vải Len Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Thun Lạnh Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Không Dệt Vải Kaki
Vải Dù Vải Jeans Vải Nhung
5/5 - (23 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat