Vải Satin Là Gì? Tìm Hiểu A-Z Về Chất Liệu Satin Thời Thượng

Vải satin là loại vải khá phổ biến và quen thuộc với những tín đồ yêu thời trang và thích tìm hiểu về những sản phẩm thời trang. Xu hướng chất liệu satin ngày một sáng tạo và trở lại mạnh mẽ trên khắp các sàn diễn thời trang trong nhiều năm trở lại đây. Cùng hethongnem.com tìm hiểu về chất liệu satin thời thượng này trong bài viết dưới đây nhé!

I. Vải satin là gì?

Vải satin là loại vải được dệt bằng kỹ thuật dệt vân đoạn đặc biệt, các sợi ngang và dọc tạo được sự liên kết chặt chẽ. Vải satin thường có bề mặt bóng mịn, óng ánh, mặt sau thường xỉn màu. Nhờ kỹ thuật dệt đặc biệt, các sợi vải có kết cấu chặt chẽ nên làm cho vải có sự óng ánh tự nhiên, sang trọng nhưng khả năng bám bụi kém.

Vải Satin Là Gì
Vải satin thường có bề mặt bóng mịn, óng ánh, mặt sau thường xỉn màu

Chất vải satin được hình thành từ nhiều thành phần tổng hợp khác nhau. Tuy nhiên, nguyên liệu chính của chất liệu này chính là sợi polyester, tơ tằm và viscose. Những thành phần này góp phần giúp bề mặt vải có được độ bóng mượt hiện đại và sang trọng, tinh tế.

II. Nguồn gốc của vải satin

Theo nhiều tài liệu được ghi chép lại, vải satin xuất hiện lần đầu tiên từ thời Trung Cổ. Ban đầu, satin có tên là Zaitun – tên cảng Tuyền Châu, Trung Quốc lúc bấy giờ. Vào khoảng 2000 năm trước, trồng tơ là một công việc cực kỳ phổ biến với số lượng lớn. Những người phụ nữ tại đây đã tận dụng vải tơ tằm để sáng tạo ra chất liệu vải satin bây giờ.

III. Lịch sử phát triển của vải Satin

Vào thời điểm 2000 năm trước, vải satin sang trọng này chỉ được sử dụng phổ biến cho các tầng lớp quý tộc, các vị quan thần cấp cao. Phổ biến là các loại quần áo, tư trang,… Kỹ thuật dệt vân đoạn này tại Trung Quốc đã dần vị rò rỉ sang các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. 

Vào những năm đầu của thế kỷ 12, loại vải này lần đầu được xuất hiện tại Italia và được lưu truyền sử dụng mạnh mẽ. Cho đến thế kỷ 14, satin đã được phổ rộng khắp các quốc gia tại châu Âu. Tuy nhiên, thời điểm đó vải satin vẫn là loại vải chỉ dành cho giới thượng lưu, tầng lớp quý tộc sử dụng.

Vào những năm của thập niên 70, chất liệu vải satin mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Trở thành xu hướng thời trang mới và được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích và ưa chuộng cho tới tận ngày nay.

Trên khắp các con phố bán vải, những nhà may hay các xưởng sản xuất lớn không thể không bắt gặp các sản phẩm vải lụa gấm và lụa satin, vải satin hoa, hay các loại lụa hàn lụa satin kết hợp,… Với nhiều mục đích khác nhau trong các sản phẩm thời trang hiện đại, tinh tế và sang trọng.

IV. Phân loại vải satin phổ biến

Lụa satin có mấy loại? Theo thời gian, các nhà sản xuất không ngừng phát triển và sáng tạo, mang đến rất nhiều loại vải satin khác nhau trên thị trường. Dưới đây là một số loại vải satin phổ biến nhất.

1. Lụa satin

Chất lụa satin có nóng không? Câu trả lời là không. Chất liệu lụa satin được dệt bằng loại lụa tơ tằm cao cấp và chất lượng. Vì thế, vải có trọng lượng cực nhẹ, thoáng khí và mát mẻ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. 

Không chỉ vậy, lụa satin còn sở hữu bề mặt vải bóng và mượt, óng ánh sang trọng. Các sản phẩm từ chất liệu này thường là sản phẩm cao cấp, chất lượng cao. Phù hợp với những đối tượng yêu thích theo đuổi phong cách nhẹ nhàng, sang trọng và tinh tế. 

Đồng thời, vải satin lụa may áo dài được biết tới là một trong những sản phẩm được yêu thích nhất. Làm tôn lên sự sang trọng, những nét quyến rũ và tinh tế trong từng đường nét thiết kế của áo dài hiện đại. 

Ngoài ra, các loại vải lụa satin hoạ tiết sáng tạo, đặc sắc cũng rất được ưa chuộng với nhiều đối tượng hiện nay. Đặc biệt là trong các bộ trang phục dạ hội, dự tiệc độc đáo.

2. Cotton satin

Cotton satin hay còn được gọi là cotton satin Hàn. Loại vải này có chất liệu chủ yếu từ cotton truyền thống và được kết hợp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn của vải satin nên được gọi là cotton satin. 

Vải Cotton Satin
Vải cotton satin có tính thoáng khí, khả năng hút ẩm cực tốt, bề mặt vải sáng, bóng mượt

Đặc điểm của loại vải này là thoáng khí, khả năng hút ẩm cực tốt, bề mặt vải sáng, bóng mượt. Đặc biệt, một trong những điểm được người Hàn yêu thích nhất từ chất liệu này chính là không bị nhăn khi giặt. Vải không lẫn các tạp chất, luôn an toàn và được kiểm định tuyệt đối trong suốt quá trình sản xuất. Từ đó không gây tình trạng kích ứng da ở những làn da nhạy cảm nhất.

3. Chiffon satin

Được biết tới là một trong những loại vải satin cao cấp. Chiffon satin thường được dùng trong việc sáng tạo các sản phẩm về đồ lót nữ mỏng nhẹ, các loại áo dài truyền thống hay các loại váy đầm sang trọng,… 

Chiffon satin được kết hợp từ nhiều thành phần tổng hợp đa dạng như satin, poly hay nylon tạo thành. Đặc điểm của chiffon satin là sự mỏng nhẹ, không nhăn, không co giãn cũng như có thể nhìn xuyên thấu. 

Vải Chiffon Satin
Vải chiffon satin có đặc tính mỏng nhẹ, không nhăn, không co giãn cũng như có thể nhìn xuyên thấu

Ngoài các loại vải satin kể trên, hiện nay trên thị trường còn được ứng dụng với rất nhiều chất liệu satin khác nhau. Chẳng hạn như: satin antique, Baronet, Charmeuse, Crepe-back, Duchess, Lucent, Messaline, Monroe, Panne, Slipper, vải satin  polyester,…

Xem thêm: Vải Voan Là Gì? Tìm Hiểu Điểm Nổi Bật Của Voan Trong May Mặc

V. Ưu, nhược điểm của vải Satin

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Sở hữu vẻ ngoài bóng mượt, óng ánh và sang trọng, satin có ưu điểm cực kỳ mỏng nhẹ, không gây bí bách khó chịu vào mùa hè. 
  • Chất liệu vải mềm mại, an toàn không có tạp chất an toàn cho mọi làn da dù là những làn da nhạy cảm nhất. 
  • Vải satin giúp điều hòa thân nhiệt, đặc biệt vào mùa hè tạo cảm giác mát mẻ nhưng có thể giữ ấm cho cơ thể vào những ngày đông lạnh. 
  • Chất liệu satin sở hữu thiết kế đa dạng, màu sắc ấn tượng và hấp dẫn. Giúp người dùng thỏa thích lựa chọn được các sản phẩm với những gam màu xu hướng phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân.
  • Bề mặt vải bóng và trơn khiến thợ may đôi khi gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế, cắt may hay luồn kim. Vì thế, để có những thiết kế hiện đại, sáng tạo đòi hỏi người thợ may phải có sự khéo léo, kỹ thuật cao và kinh nghiệm dày dặn. 
  • Vải satin dễ bị xước, các vật sắc nhọn dễ làm vải bị xước đặc biệt là phần móng tay. 
  • Khi giặt phải giặt khô nếu không sẽ rất dễ làm thay đổi cấu trúc vải nhanh chóng.
  • Vải satin dễ bắt lửa, lưu ý không để vải gần các vật dễ gây cháy, hoặc các khu vực dễ phát ra nguồn lửa. 
  • Giá vải satin khá cao so với nhiều loại vải khác trên thị trường. Satin lụa có giá thành cao nhất. Tuy nhiên các loại satin cotton cũng có giá tầm trung nên phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng hơn. 

VI. Ứng dụng của vải Satin

1. May mặc

a) Váy cưới 

Satin là chất liệu vải được ứng dụng nhiều nhất có thể kể đến trong lĩnh vực áo, váy cưới. Các loại trang phục này thường có sự bóng mượt, óng ánh làm tôn lên vẻ đẹp lộng lẫy của cô dâu trong ngày trọng đại. Đồng thời, vải satin còn giúp cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu, thoáng mát tạo sự nhã nhặn và lịch sự của các cô dâu. 

b) Đồ lót 

Không chỉ được sử dụng nhiều trong các sản phẩm váy áo, đầm cao cấp. Vải satin còn được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm đồ lót từ những năm 1800. Do có chất liệu mềm mại, thoáng khí, an toàn nên khi mặc mang lại cảm giác thoải mái. Đồng thời còn làm tăng thêm sự gợi cảm và tính thẩm mỹ cao. 

c) Các trang phục quần áo khác

Bên cạnh đó, chất liệu vải satin còn được ứng dụng trong rất nhiều trang phục quần áo như: váy đầm dự tiệc, dạ hội, đầm khiêu vũ, áo sơ mi cao cấp. Hay các phụ kiện như vải bọc mũ, khăn choàng, dây cột tóc sang trọng,….

Xem thêm bài viết: Vải Nhung Và Những Đặc Điểm Làm Nên Thương Hiệu

2. Chăn ga gối đệm satin

Trong lĩnh vực chăn ga gối đệm, satin cũng là chất liệu vải được sử dụng với số lượng cực lớn. Các sản phẩm chăn ga gối từ satin sở hữu những thiết kế đa dạng, kiểu dáng và màu sắc hấp dẫn. Phù hợp với nhiều không gian phòng nghỉ hiện đại, sang trọng và tinh tế. 

Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm chăn ga gối nệm từ vải lụa satin chất lượng tại hethongnem.com như: vỏ gối, các loại nệm, ga,… Những sản phẩm này chủ yếu sở hữu sự mềm mại, thoáng khí, giá thành phải chăng nên mang lại cảm giác dễ chịu thoải mái, giúp bạn có những giấc ngủ chất lượng và trọn vẹn nhất.

3. Nội thất

Ngoài ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang, chăn ga gối đệm. Satin còn được sử dụng rộng rãi trong việc sáng tạo các sản phẩm trong ngành nội thất. Chẳng hạn như: thảm trải sàn, rèm cửa, vỏ ghế sofa,… Các sản phẩm làm từ chất liệu vải này mang lại sự sang trọng và giá trị thẩm mỹ lớn cho toàn bộ không gian trong nhà.

VII. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản chất liệu vải Satin

Vải satin tuy mang lại nhiều giá trị sử dụng chất lượng, cũng như những ưu điểm vượt trội nhưng việc bảo quản và sử dụng khác phức tạp và khó khăn. Nếu như muốn giữ cho sản phẩm có độ bền cao, chất lượng vải như mới thì bạn cần phải biết cách chăm sóc, bảo quản đúng cách. 

Bảo Quản Đúng Cách
Nếu như muốn giữ cho sản phẩm có độ bền cao, chất lượng vải như mới thì bạn cần phải biết cách chăm sóc, bảo quản đúng cách.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các sản phẩm

Từng loại sản phẩm chăn, ga, gối đệm hay các sản phẩm váy áo đầm từ vải satin đều có kèm theo các nhãn mác và hướng dẫn sử dụng, mức độ là phù hợp với từng sản phẩm. Vì thế, đừng quên đọc hướng dẫn sử dụng để biết cách dùng sản phẩm đúng cách. 

Là ủi sản phẩm từ chất liệu vải satin 

Một trong những cách để giữ được độ mới, bền và đẹp của sản phẩm quần áo, váy đầm hay chăn ga gối chất liệu satin là biết cách là ủi phù hợp. Hãy lật mặt trong vải để là, việc này giúp giữ được độ bóng cho vải cũng như không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mặt ngoài. 

  • Lưu ý, nên là sản phẩm từ vải satin ở mức nhiệt nhỏ nhất. Vì chất liệu vải này mỏng và mềm, dễ bị ảnh hưởng cấu tạo bên trong nếu như sử dụng với nguồn nhiệt quá cao. 

Bảo quản gia tăng độ bền cho vải 

  • Không nên ngâm sản phẩm quá lâu với các chất tẩy rửa mạnh làm ảnh hưởng tới chất lượng vải bên trong. 
  • Cất giữ sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. 
  • Giữ gìn sản phẩm cẩn thận, tránh các vật sắc nhọn vị mắc vào vải.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của loại vải satin thời thượng trên thị trường cũng như những ứng dụng tuyệt vời của loại vải này. Nếu có nhu cầu sở hữu những bộ chăn ga gối nệm cao cấp, chất lượng từ chất liệu vải satin. Đừng quên ghé qua hethongnem.com để sở hữu cho mình một sản phẩm chất lượng cho gia đình nhé!

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Canvas Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Lụa Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Viscose Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Denim Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Thô Vải Kate
Vải Microfiber Vải Hữu Cơ Vải Oxford Vải Polyester
Vải Modal Vải Len Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Thun Lạnh Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Không Dệt Vải Kaki
Vải Dù Vải Jeans Vải Nhung
5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat