Vải Linen Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Trong May Mặc

dTrên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là vải linen. Loại vải này còn có một tên gọi thông dụng khác là vải lanh. Vải linen được biết đến với tính ứng dụng cao dùng trong may mặc quần áo, túi xách. Hãy cùng hethongnem.com đi tìm hiểu chi tiết đặc điểm cũng như ứng dụng của loại vải này ngay trong bài viết bên dưới nhé!

I. Vải linen là gì? Nguồn gốc của vải linen

Vải linen là loại vải được dệt từ sợi của cây lanh. Đây là một loại cây có trong tự nhiên và mọc gần các hồ nước tại Thụy Sĩ. Vì vậy loai vải này khá an toàn cho người dùng kể cả là trẻ em. Từ những sợi lanh qua nhiều công đoạn sẽ được dệt chắc chắn thành một tấm vải. Khi cầm trên tay sẽ cảm nhận được ngay sự bóng mượt cũng như chất vải khác biệt hoàn toàn với những loại khác.

Vải Linen Là Gì
Vải linen còn có một tên gọi thông dụng khác là vải lanh.

Vải lanh đã xuất hiện trên thị trường từ khá lâu và đang dần trở thành loại vải thông dụng nhất trong đời sống hàng ngày.

II. Tính chất, đặc điểm của vải linen

Vải linen có độ bền cao lại không co giãn nhiều nên có thể bị nhăn khi bảo quản không đúng cách. Ngoài ra, chất vải này có độ thấm hút tốt giúp cơ thể thoải mái hơn khi sử dụng. Bởi chất vải từ chất liệu thiên nhiên nên khá thoáng khí và có khả năng chịu nhiệt. Do đó, nó hoàn toàn có thể được phơi dưới ánh nắng trực tiếp mà không sợ bị phai hay bạc màu.

Một đặc điểm được chú ý nữa là chất vải linen khá mát và nhẹ. Đây cũng là một lí do quan trọng khiến loại vải này được sử dụng nhiều trong may mặc như vậy. Cũng vì thế mà quần áo vải linen chủ yếu bán chạy nhất vào mùa hè.

III. Một số cách dễ dàng nhận biết vải linen

Các loại vải linen cũng tương đối dễ phân biệt. Chỉ cần nhìn và quan sát kĩ là có thể nhận ra ngay. Các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Chất vải mịn màng, sờ khá mát tay và không có xơ vải. Bên cạnh đó, chất vải này qua nhiều lần giặt sẽ càng mềm hơn.
  • Một đặc điểm nhận dạng tiếp theo của loại vải này là màu sắc. Vải lanh thường có màu sắc nguyên bản là màu trắng ngà, màu nâu vàng, màu xám nhẹ. Loại vải này có thể nhuộm được ra các màu khác bằng thuốc nhuộm nguồn gốc thực vật.
  • Cách nhận dạng khác nữa là mang một mảnh vải đi đốt. Quan sát sẽ thấy ngay lửa cháy trên vải khá từ từ, không bị bùng lên. Tỏa ra khói gần giống như đốt giấy, phần tro thì mềm mịn.

IV. Ưu nhược điểm của vải linen

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Vải linen có khả năng thấm hút nước tốt và khô khá nhanh. Nhờ có ưu điểm này mà người sử dụng có thế thoải mái vui chơi khi ra mồ hôi. Nó vừa thấm hút, vừa khô nhanh giúp quần áo hạn chế tình trạng mốc ẩm, sinh ra vi khuẩn. Đây có thể nói là loại vải mà các mẹ ưu tiên hàng đầu khi chọn mua.
  • Chất vải lanh có khả năng chống chịu nhiệt cực kì tốt. Với ưu điểm cho thấy quần áo vải lanh hoàn toàn có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khả năng chịu nhiệt này còn được đánh giá cao hơn so với chất vải cotton.
  • Độ bóng mượt của đẹp, cao hơn nhiều loại vải khác. Điều này càng giúp tôn thêm vẻ đẹp cho những thiết kế váy, áo, quần vải lanh.
  • Giá vải linen cũng khá phải chăng nên loại vải này rất được ưa chuộng.
  • Độ đàn hồi của vải linen không tốt như những chất liệu vải khác. Độ giãn nở chỉ từ 2.7% đến khoảng 3.5%. Bởi thế nên chọn trang phục vải linen có khóa, hay không nên bó sát quá để dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.
  • Vải lanh khi không bảo quản tốt sẽ dễ bị nhăn nhúm. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể chọn chế độ giặt cũng như là phù hợp.

Xem thêm bài viết: Vải Nỉ Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Chất Liệu Nỉ

V. Những loại vải Linen được sử dụng phổ biến hiện nay

Với những cải tiến không ngừng về sự kết hợp sợi lanh với các nguyên liệu khác mà ngày càng có đa dạng các loại linen. Trên thị trường hiện nay, ngoài những loại vải lanh trong nước còn có: vải linen Nhật Bản, chất vải linen Hàn,…

Ngoài ra còn có các loại vải linen mới như: vải linen gân, vải xô, vải bố,… Tuy nhiên được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống vẫn phải kể đến 5 loại sau:

1. Vải linen lụa

Vải Linen Lụa
Vải linen lụa có độ bền tốt, được dệt khá chắc và không co dãn

Loại vải này là sự kết hợp từ hai thành phần chính là sợi lanh và lụa. Vải linen lụa có độ bền tốt, được dệt khá chắc và không co dãn. Do vậy mà chất liệu này cũng khá được yêu thích bởi khi may trang phục không bị mất form, dáng. Bên cạnh đó, với nhiều màu sắc bắt mắt nên loại vải này càng ghi điểm trong mắt người dùng.

2. Vải linen ướt

Loại vải linen này có một đặc điểm là khá dễ bị nhão khi giặt nhiều. Bởi vậy nó thường được sử dụng để may rèm cửa.

3. Vải linen tưng

Vải linen tưng được đánh giá cao bởi khả năng giữ màu vải tốt. Tuy nhiên, chất vải mượt độ bền cao cũng làm loại vải này dễ bị nhăn nhúm. Do vậy, quần áo với chất vải này nên giặt là thường xuyên. Giá loại vải này cũng khá ổn định trong khoảng 150k cho 1 mét vuông.

Vải Linen Tưng
Vải linen tưng được đánh giá cao bởi khả năng giữ màu vải tốt

4. Vải linen bột

Đây là loại vải lanh cũng khá được ưa thích bởi chất vải mềm, dễ nhũn. Bên ngoài tuy có vẻ mộc mạc nhưng vải linen bột lại tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Với chất liệu vải linen cao cấp nên nó rất thích hợp để may váy, quần áo, ga gối. Loại vải này trên thị trường có mức giá khá hạt dẻ chỉ khoảng 80k cho 1 mét vuông.

5. Linen xước

Vải linen xước vải linen đũi là loại vải lanh có nhiều vết xước trên bề mặt. Nó mang nét đặc trưng riêng nhìn là nhận ra ngay chất liệu vải linen không nhăn. Do đó loại vải này thường dùng để may quần tây vải linen hay các bộ vest lịch sự.

Vải Linen Xước
Vải linen xước – hay còn gọi là vải đũi ?

Vì vậy loại vải này đã trả lời cho câu hỏi vải linen có phải là vải đũi không?

VI. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản vải Linen đúng cách

1. Sử dụng

Để hạn chế tình trạng quần áo, trang phục vải linen bị nhăn bạn nên là chúng trước khi mặc. Tuy nhiên việc là ủi quần áo cũng cần thực hiện đúng cách để bảo vệ quần áo bền lâu. Khi là ủi cần là lúc quần áo vẫn còn ẩm khoảng 10% để giữ được sự mềm mại sau khi ủi. 

Bên cạnh đó, cần đặt quần áo trải hết lên trên mặt phẳng và ủi từ mặt trái. Cách này vừa giữ được màu trang phục, vừa phẳng phiu. Một điểm khá quan trọng cần lưu ý đó là không nên ủi ở nhiệt độ quá nóng.

Là Ủi Quần Áo Art
Nên là ủi khi quần áo vẫn còn ẩm khoảng 10% để giữ được sự mềm mại sau khi ủi

Còn về việc bảo quản, nên treo quần áo vào móc, luôn để nơi khô ráo. Hoặc nếu không dùng móc bạn có thể cuộn tròn chúng lại cho tiết kiệm diện tích. Một mẹo nhỏ để trang phục luôn thơm lâu, không ẩm mốc đó là đặt túi hoặc giấy thơm trong tủ quần áo.

2. Giặt vải

  • Giặt bằng máy: Vải linen giặt bằng máy nên tách riêng giữa các đồ sáng màu với tối màu. Bên cạnh đó, linen thích hợp nhất là giặt bằng nước lạnh để tránh sự bay màu. Tuyệt đối không nên giặt ở chế độ nhiệt độ cao rất dễ làm hỏng quần áo. Ngoài ra, nên chọn những loại nước giặt ít hoặc không chất tẩy rửa.
  • Giặt tay: Nếu vải linen dính bẩn hoặc dệt lỏng thì cách giặt bằng tay là tốt nhất. Bởi nó vừa làm sạch tối đa cũng như tránh cho vải bị cọ mạnh vào nồng giặt. Giặt tay cũng cần lưu ý một số điểm. Cho một lượng nước giặt vừa đủ và ngâm quần áo trong 10 phút. Sau đó, giặt một cách nhẹ nhàng, hạn chế vắt quá mạnh

3. Cách phơi

Quần áo vải lanh được thiết kế có khả năng chịu nhiệt tốt nên khi nắng vẫn có thể phơi trực tiếp được .Bên cạnh đó, chất vải này cũng rất dễ khô nữa. Bởi vậy để quần áo có tuổi thọ lâu nhất thì có thể chọn những nơi có gió lùa. 

VII. Ứng dụng của vải linen trong ngành may mặc

Với ưu điểm vượt trội, loại vải linen có tính ứng dụng cực kì cao trong đời sống hằng ngày. Nổi bật nhất là trong nội thất và may mặc

1. Trong nội thất

Rèm cửa

Chắc hẳn nhiều người đã không còn xa lạ với những bộ rèm cửa làm bằng vải lanh. Với chất vải có khoảng thưa xuyên thấu mang lại những nét ánh sáng tự nhiên cho căn phòng. Bên cạnh đó là màu sắc rèm giản dị mộc mạc gợi cảm giác bình yên, nhẹ nhàng.

Làm ga, gối giường ngủ

Vải lanh có nguồn từ chất liệu thiên nhiên nên rất an toàn cho làn da, đem lại một giấc ngủ sảng khoái. Ngoài ra, với chất liệu mát lạnh, màu sắc giản đơn càng tô thêm vẻ đẹp nhã nhặn cho phòng ngủ người dùng.

Bộ Chăn Ga Gối Đệm Linen Xước
Bộ chăn ga gối đệm từ chất liệu linen xước

Hệ Thống Nệm Serena cung cấp các bộ chăn ga gối đệm cao cấp đa dạng từ mẫu mã đến chất liệu chắc chắn làm bạn hài lòng.

Làm vải bọc sofa

Sự kết hợp này được dùng khá được người phương Tây ưa chuộng. Vải linen mang lại cho phòng khách một không gian gần gũi, tinh tế. Ngoài ra khả năng thấm hút nước tốt, ít bị xù lông cũng là một lí do mà vải linen lại được tin dùng như vậy.

Làm phụ kiện trong nhà bếp

Thật vậy, các thiết kế vải linen được sử dụng khá nhiều bởi những thiết kế đơn giản. Nó có thể dùng làm khăn trải bàn, khăn lau tay… Với chất liệu dai, chắc chắn thì chọn chất liệu linen trong những thiết kế này quả không tồi.

2. Thời trang may mặc

Vải linen là một loại vải gần gũi, giá thành phải chăng nên được sử dụng phổ biến để thiết kế trang phục. Ban đầu sợi vải lanh còn thô và cứng nhưng với sự tiến bộ không ngừng loại vải linen ngày nay trở nên nhẹ, mềm mại. 

Các Kiểu Áo Thông Dụng
Kiểu áo được sản xuất từ chất liệu linen

Vải linen may váy, quần, vest đều rất đẹp và không bị lỗi thời. Màu sắc đơn giản, chất liệu an toàn vải lanh ngày nay còn được may thành túi xách, khăn quàng cổ. Với những ưu điểm ấn tượng, trang phục vải lanh sẽ là một item không thể thiếu trong tủ đồ của các chị em.

VII. Địa chỉ mua vải linen giá cả phải chăng

Nếu bạn đang phân vân không biết mua vải linen ở đâu tp HCM thì có thể tham khảo vài địa chỉ sau đây nhé:

  • Nhà vải linen tọa lạc tại khu dân cư Lovera Park, Huyện Bình Chánh, tp HCM.
  • Xưởng dệt Gia Công Tấn Nghĩa nằm tại số 36 Đường S5, quận Tân Phú, tp HCM. 

 

Vải linen với những ưu điểm vượt trội cùng ứng dụng hữu ích đã ngày một đến gần hơn với tất cả mọi đối tượng. Trên đây là tất tần tật những đặc điểm về chất liệu vải này mà hethongnem.com tổng hợp chia sẻ. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về loại vải linen và lựa chọn những sản phẩm chất lượng!

Một số chất liệu khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Canvas Vải Nhung
Vải Acrylic Vải Lót Vải Lụa Vải Gấm
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Viscose Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Denim Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Thô Vải Kate
Vải Microfiber Vải Hữu Cơ Vải Oxford Vải Polyester
Vải Modal Vải Len Vải Satin Vải Cotton
Vải Spandex Vải Thun Lạnh Vải Voan
Vải Sợi Tre Vải Không Dệt Vải Đũi
Vải Dù Vải Jeans Vải Kaki
5/5 - (13 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat