Nhắc đến loại vải được ưa chuộng trên thị trường hiện nay thì ắt hẳn không thể bỏ qua cái tên vải nylon. Đây là một chất liệu thông dụng dễ dàng bắt gặp ở nhiều vật dụng xung quanh đời sống con người. Điển hình như: trang phục quần áo, lều cắm trại, áo mưa… Vậy vải nylon có đặc tính gì khác với các chất liệu cotton, lụa, kaki? Hãy cùng Hethongnem.com đi khám phá tất tần tật những sự thật về loại vải nhân tạo này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vải nylon là gì?
Vải nylon hay còn được biết đến với tên gọi khác vải ni lông, vải polime. Vải nylon là một loại vải được sản xuất từ nguyên liệu sâu xa là than đá và dầu mỏ. Trải qua quá trình trùng hợp dưới áp suất cao, vải nilon có tính chất bền và độ co giãn ở mức tốt.
Ngoài ra, vải nylon cũng được biết đến là không chứa các thành phần hữu cơ như các loại vải khác. Cũng có thể vì thế mà chất liệu này có giá thành khá rẻ.

2. Nguồn gốc của vải nylon
Có mặt tại Mỹ từ những năm 1935, dòng vải nylon thuộc bản quyền sáng chế của công ty Du Pont. Nylon cũng là chất liệu vải đầu tiên được làm trong phòng thí nghiệm khi đó. Ý tưởng ban đầu khi sản xuất loại vải này chỉ là thay thế cho vải lụa đang khan hiếm trong lúc Chiến tranh thế giới thứ 2 đang nổ ra. Nhưng lâu dần sự có mặt của nó đã đóng vị trí quan trọng trên thị trường bấy giờ.
Trong những năm 1940 đến 1970, ngành vải nilon phát triển một cách nhanh chóng, rộng rãi. Minh chứng đó là 64 triệu đôi tất nylon đã được bán ra ngay trong năm đầu tiên phát hành. Xong sau những năm đó, vải nylon bị hạn chế hơn hẳn do nhiều nhiều nước lo ngại về tác động tiêu cực của chúng với môi trường.
3. Quy trình sản xuất vải nylon
Ni lông có bản chất là các monome của quá trình ngưng tụ axit adipic và 1,6 – diaminohexane. Kết thúc phản ứng này, sản phẩm phụ là polymer và nước được sinh ra. Chuỗi polymer lúc này bao gồm khoảng 20 nghìn đơn vị monome nối với nhau bằng một nhóm amit có 1 nitơ. Đồng thời để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng, nước sẽ được lấy ra khỏi quá trình.
Bước tiếp theo là polyme được rút ra thành sợi nylon rồi đem dệt thành những tấm vải. Cuối cùng của quá trình này là “tô màu” cho vải, làm sạch và kiểm tra trước khi đưa đến tay nhà phân phối.
4. Ưu Nhược Điểm của vải nylon

Ưu điểm |
Ưu điểm này chắc hẳn phải nghĩ đến đầu tiên khi nói về vải nylon. Khả năng này được thể hiện qua việc kéo căng hai bên tấm vải và thả ra tấm nylon sẽ co lại y nguyên ban đầu. Với ưu việt này, các thiết kế từ vải nilon dễ dàng bảo toàn được hình dáng gốc trong quá trình sử dụng. Đồng thời, nếu là trang phục thì sẽ mang lại cảm giác thoải mái nhất khi diện.
Như đã biết, nylon được tạo thành từ các nguyên liệu tổng hợp nên có độ bền cực tốt. Theo nhiều ý kiến, độ bền của vải nylon còn được xếp cao hơn cả vải voan, vải lụa… Bởi thế nên người dùng có thể giặt máy giặt thoải mái mà không cần lo việc xước, mài mòn. Bên cạnh đó, người ta cũng thấy được sử dụng vải nylon rất ít bị côn trùng, chuột cắn.
Vải nylon cũng được biết đến có độ bóng vừa phải nên nhìn chung khá bắt mắt. Ngoài ra các yếu tố nhẵn mịn và ít nhăn cũng ghi điểm trong mắt khách mua hàng. Với đặc tính này, vải nylon được định hình thành nhiều sản phẩm khác nhau để phù hợp với nhu cầu người dùng dù là khó chiều nhất. Bởi vậy nên nói vải nilon có tính thẩm mỹ tốt quả không sai.
Đây cũng là một ưu điểm giúp vải nilon nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Tính bắt màu sắc nét, độ chuẩn màu của loại vải này cao hơn nhiều loại vải nhân tạo khác. Bởi vậy mà các sản phẩm từ vải nilon có nhiều màu sắc kiểu dáng độc đáo khác hẳn.
Đây là một ưu điểm vượt trội mà ít chất liệu có được. Khả năng này được thể hiện ở cách giọt nước bắn vào vải sẽ bị trôi đi ngay. Bởi thế mà nó được ứng dụng thực tế vào ngay trong các sản phẩm ô, dù, áo mưa,… Ngoài ra, đi cùng với đó là khả năng kháng khuẩn, chống vi khuẩn sinh sôi hiệu quả. Do vậy, sử dụng vải nylon, người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm không bị nấm mốc, côn trùng quấy rầy.
Vải ni lông chính là giải pháp cứu cánh bảo vệ làn da cho nhiều chị em mỗi khi trời nắng. Bởi vải nilon kết cấu chặt khít nên được làm thành áo chống nắng, ô dù.
Chưa dừng lại ở đó, vải nilon còn có ưu điểm khô rất nhanh. Cộng thêm việc vải nilon cũng khá mỏng nên được sử dụng nhiều làm đồ bơi.
Nhắc đến đây ta cũng đủ thấy quá trời ưu điểm mà vải nilon mang lại. Giá thành hạt dẻ cũng khiến người dùng không quá đắn đo khi mua các sản phẩm chất liệu nilon. |
Nhược điểm |
Còn nhược điểm của vải nilon thì ra sao? Nhìn chung, chất liệu nhân tạo nên vải nilon cũng không tránh được những nhược điểm. Phải kể đến như:
|
5. Phân loại vải nylon phổ biến hiện nay

5.1. Nylon 6
Loại nilon này không được sản xuất nhiều nên ít bắt gặp trên thị trường. Đa số, nylon 6 sẽ được dùng làm vải may trang phục.
5.2. Nylon 6-6
Đây có thể được coi là loại vải nilon gốc đầu tiên Có chất liệu tổng hợp 100% nên giá thành vải nylon 6-6 khá rẻ. Vì vậy rất dễ bắt gặp chúng trên thị trường may mặc hoặc trong ngành công nghiệp.
5.3. Nylon 46
Đây là một chất liệu được sản xuất từ tập đoàn DSM và không có nhiều ứng dụng lắm. Thực tế chúng chỉ có mặt ở hệ thống làm mát không khí, động cơ phanh.
5.4. Nylon 510
Đây là chất liệu vải pha nilon do công ty Du Pont nghiên cứu thành công. Với mong muốn thay thế chất liệu nilon 6-6 nhưng giá thành sản xuất đắt đỏ khiến chất liệu này ít phổ biến. Thường vải nylon 510 sẽ chủ yếu dùng cho lĩnh vực công nghiệp, khoa học.
6. Ứng dụng của vải nylon trong đời sống
Mỗi ứng dụng của vải nylon như được con người vận dụng thành công những ưu điểm của nó vào đời sống. Hãy cùng điểm qua nhé.
6.1. Ứng dụng trong trang trí, nội thất
Chắc hẳn nếu nhìn kĩ xung quanh nhà bạn, sẽ phát hiện rất nhiều đồ vật sử dụng loại vải này. Trong phòng khách có thể có rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trải sàn. Ngoài ra còn có các đồ dùng như tạp dề, găng tay trong khu bếp chẳng hạn.
Khả năng chống thấm, dễ dàng vệ sinh giúp các sản phẩm này hoàn toàn phù hợp. Vả lại, bạn cũng không mất quá nhiều chi phí cho chúng. Hơn nữa, vải nylon có độ bóng nhẹ, trơn ít nhăn cũng giúp nội thất nhà bạn thêm phần hiện đại, bắt mắt.
6.2. Ứng dụng trong may mặc
Mẫu mã, đa dạng nhiều màu sắc nên ứng dụng trong may mặc cũng là lẽ đương nhiên. Trong thời trang có thể kể đến các thiết kế như: balo, túi xách, quần áo thể thao,… Bên cạnh đó, khả năng chống thấm nước giúp các trang phục vải nilon thích hợp cho các chuyến phượt, leo núi.
6.3. Những ứng dụng phổ biến khác
Ngoài những ứng dụng kể trên, chắc hẳn bạn cũng không thể bỏ quên các thiết kế sử dụng vải nylon như: áo mưa, lều bạt, túi đựng…
7. Phân biệt vải nylon và vải polyester tổng hợp
Nếu như không hiểu rõ về đặc điểm của vải nylon và polyester thì có thể dễ bị nhầm lẫn. Vậy nên bạn có thể lưu ý một số đặc điểm nhận dạng sau:

- Cả hai chất liệu đều có khả năng chống thấm nước. Nhưng để ý kĩ thì vải nylon có thể vẫn còn phần nào đó nước bị động lại. Còn vải polyester thì sẽ trôi tuột luôn.
- Chất vải polyester khá khô ráp và co giãn kém. Ngược lại, vải ni lông lại khá mềm mại, trơn mịn và độ co giãn tôt.
- Chất liệu polyester dễ bị bám bụi do kết cấu bề mặt không trơn nhẵn. Còn vải ni lông thì được biết đến ngược lại.
- Ngoài ra, vải nylon và polyester còn khác biệt nhau về độ bắt sáng. Như đã biết, vải nilon có độ bắt sáng tốt, khi bị chiếu ánh sáng trực tiếp có thể bị xuống màu. Còn đối với vải polyester tuy có độ bắt sáng kém nhưng lại không bị ảnh hưởng gì dưới tác dụng của tia UV.
- Một trong những cách phân biệt hai loại vải này khá dễ đó là đốt. Với polyester khi đốt sẽ sinh khói đen. Còn với nylon khi đốt lại có khói trắng.
- Sự khác nhau tiếp theo đó là mức giá của 2 chất liệu. Trên thị trường hiện nay, vải nylon sẽ có mức giá cao hơn so với vải polyester.
8. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải nylon đúng cách
- Để có tuổi thọ lâu nhất thì người dùng có thể giặt bằng tay loại vải này.
- Cũng giống như các loại vải còn lại, vải nylon chỉ nên giặt với xà phòng dịu nhẹ, trung tính. Và tránh thường xuyên tẩy trắng vải. Bởi nó đã âm thầm khiến các sản phẩm vải nilon phá vỡ cấu trúc, dễ bị mủn, rách khi sử dụng.
- Tránh việc vò mạnh khiến quần áo vải nilon bị nhàu nát.
- Nên phơi loại vải này ở những nơi thoáng mát. Vì kết cấu của vải khi phơi dưới thời tiết nóng gay gắt dễ bị co rút mất thẩm mỹ.
- Hơn hết, nên ủi quần áo vải nilon sau khi phơi khô. Đặc biệt khi ủi, không nên set nhiệt độ lớn quá dễ làm quần áo bị biến dạng.
- Cách bảo quản hữu hiệu nhất cho vải nilon nói riêng và các loại vải khác nói chung đó là tại nơi khô ráo, sạch sẽ.
So với những chất liệu cotton, lụa, kaki thì công năng mà vải nylon mang lại cũng không hề kém cạnh. Trở thành cơn sốt từ những năm 1940 cũng giúp các thiết kế từ vải nilon dễ dàng được người tiêu dùng tiếp nhận. Trên đây là tất tần tật những sự thật thú vị về loại vải nilon. Hy vọng những chia sẻ thực tế này sẽ giúp bạn đọc bổ sung được nhiều kiến thức trong cách chọn lựa, vệ sinh, bảo quản vải nylon.