Vải Microfiber Là Vải Gì? Chất Liệu Không Phải Ai Cũng Biết

Vải microfiber chắc hẳn là một cái tên khá mới và không phải ai cũng biết đến. Đây là một chất liệu khá phổ biến trong các sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp. Vậy vải microfiber ra đời như thế nào? Có điểm gì khác so với chất vải cotton hay lanh không? Những thắc mắc này sẽ được Hethongnem.com bật mí ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vải microfiber là gì?

Khi lần đầu tiên nghe tới loại vải này, chắc hẳn nhiều người không khỏi thắc mắc sợi microfiber là gì. Microfiber được xem như một loại sợi cải tiến của sợi tổng hợp cũ. Nhiều người không ngờ đến rằng sợi microfiber lại có độ mịn gấp 3 đến 4 lần các loại vải tơ. Không chỉ vậy, đường kính của loại sợi này chỉ được tính cỡ micromet và chỉ bé bằng 1/ 5 lần sợi tóc của chúng ta. 

Chính vì vậy mà loại sợi được đánh giá là siêu mịn, siêu nhỏ. Ngoài ra, vải microfiber còn sở hữu nhiều đặc tính nổi bật: chống thấm nước, tĩnh điện, độ cứng vừa phải.

Vải Microfiber Là Gì?

2.  Nguồn gốc của vải microfiber

Vải microfiber bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 1950. Sự ra đời của nó cũng đánh dấu sự tiên phong đầu tiên khi đưa kỹ thuật kéo sợi nóng chảy vào sản xuất vải. Tuy nhiên thời điểm đó, kĩ thuật còn chưa tiên tiến nên loại vải này không gây được tiếng vang.

Chỉ khoảng 10 năm sau đó, vải phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản bởi một nhà khoa học có tên Miyoshi Okamoto. Đây được xem là tiền đề giúp sợi microfiber trở nên thông dụng trong ngành nghề dệt may như hiện tại.

Bước vào thập niên cuối thế kỉ XX, chất liệu microfiber mới được công bố lần đầu tại Thụy Điển. Và sau đó, chúng dần dần trở thành loại vải phổ biến tại các nước Châu Âu. 

3. Thành phần sợi vải microfiber

Sợi vải microfiber được tạo thành từ hai thành phần chính là  polyester và polyamide. Với chất polyester sẽ giúp vải có kết cấu bền chắc, độ cứng vừa phải. Còn với polyamide lại thiên về khả năng hấp thụ cho vải. Trong đó, tỉ lệ của hai thành phần này có thể thay đổi được tùy vào sợi vải mà nhà sản xuất mong muốn.

Ngoài ra, một số bao bì sản phẩm vải microfiber có các thông số như: 80/20, 75/25,…Thông số này chính là chỉ tỉ lệ lần lượt của polyester và polyamide chiếm bao nhiêu phần trăm trong vải. Tỉ lệ polyester càng lớn thì vải càng bền, độ cứng cao hơn và ngược lại. Hầu hết các loại vải microfiber thường sẽ có thông số polyester không dưới 70%.

Vì là một loại vải tổng hợp nên Microfiber còn có một số thành phần khác như: Cellulose, Carbohydrate thực vật. Dù là những chất liệu phụ nhưng nếu thiếu sẽ khiến thành phẩm vải giảm đi phần nào chất lượng.

4. Đặc điểm nhận biết chung của vải microfiber

Vải microfiber có nhiều nét riêng biệt nên khá dễ nhận biết. Chất liệu này không có bề mặt trơn nhẵn hay bóng loáng. Mà bao phủ chúng là hàng triệu sợi vải được dệt bền chặt theo 1 trục nhất định. Để ý kĩ ta sẽ nhìn thấy rõ cấu trúc đặc biệt của sợi microfiber với polyester là lõi. Khi cảm nhận bằng tay sẽ cho cảm giác vải khá bền chắc và không bị xù lông.

dac-diem-vai-microfiber
Vải có những sợi microfiber tạo nên sự mềm mịn khi sờ vào và có đặc tính kháng khuẩn khá tốt.

5.  Ưu nhược điểm vải microfiber

Ưu điểm

Nhược điểm

Trong ngành công nghệ dệt may, vải microfiber dành được rất nhiều sự tin tưởng của các nhãn hàng lớn. Cùng với đó là sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng. Điều này cũng cho thấy vải microfiber luôn giữ cho mình được độ “hot” trên thị trường. Cũng bởi những ưu việt do chính bản thân loại vải này mang lại như:

  •  Mang lại cảm giác thoải mái

Vải microfiber gây được ấn tượng đầu tiên cho người tiêu dùng đó là sự mềm mại và thông thoáng. Với cấu tạo siêu mỏng mịn từ sợi vải giúp người dùng không có cảm giác thô ráp trên da. Và mật độ vải khá dày nhưng vẫn giữ được độ mềm mại chính là yếu tố tiên quyết giúp microfiber chinh phục khách hàng. Có thể nói chọn vải microfiber làm các sản phẩm chăn ga gối đệm quả là đúng đắn.

  •  An toàn với sức khỏe

Mặc dù là chất liệu nhân tạo nhưng vải microfiber lại rất an toàn cho sức khỏe người dùng. Bởi 2 thành phần chính cấu tạo nên chất liệu này hoàn toàn không độc hại. Hơn hết, các khả năng bị kích ứng da cũng được nhà sản xuất cam kết không xảy ra. Vậy nên bạn có thể tham khảo ngay các sản phẩm chăn ga gối đệm vải microfiber cho gia đình mình nhé.

  •  Chống ẩm mốc

Ẩm mốc chắc hẳn là kẻ thù của biết bao loại vải. Nhưng với vải microfiber thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm không gặp phải tình trạng này. Chất liệu này được biết đến có khả năng thấm hút đáng kinh ngạc. Theo nhiều nghiên cứu cho biết vải microfiber thấm hút được lượng nước gấp 7 lần trọng lượng của nó. 

Trong việc giặt giũ, nước sẽ không bám vào từng sợi vải mà thấm vào khoảng cách giữa chúng. Cũng vì thế mà thời gian phơi khô của nó chỉ bằng ⅓ các loại vải thông thường. Với những đặc điểm như vậy bảo sao ẩm mốc không thể “ghé thăm” được loại vải này.

  •  Độ bền cao

Cũng là một chất liệu có độ bền cao nên tuổi thọ của các sản phẩm vải microfiber có thể lên tới hàng chục năm. Vì thế mà trong quá trình giặt, người dùng không còn lo lắng các tình trạng nhàu nát hay mất form nữa. 

Chưa hết, độ bền màu của chất liệu này cũng cực đỉnh. Bởi trong quá trình sản xuất chúng được ứng dụng những công nghệ dệt một trục hiện đại.

  •  Khả năng kháng khuẩn tốt

Ngoài các ưu điểm kể trên, vải microfiber còn có khả năng kháng khuẩn ưu việt. Theo các chuyên gia, loại vải này có khả năng loại bỏ lên tới 99% vi khuẩn. Con số này lớn hơn rất nhiều so với một số loại vải khác chỉ ở mức 30%. 

Các chuyên gia cũng khẳng định rằng, sử dụng vải microfiber giúp ngăn chặn mầm bệnh gây ảnh hưởng cho con người. Bởi vậy, chất liệu này được sử dụng nhiều trong các cơ sở khám sức khỏe, bệnh viện.

Chất liệu này hơi dày dặn nên không thích hợp cho mùa hè. Bên cạnh đó, khả năng thấm hút của microfiber chưa nổi bật so với cotton. Nhược điểm của chất liệu này cũng khá ít và hầu như không làm ảnh hưởng đến những tiện ích của chúng.

6. Ứng dụng của vải microfiber trong đời sống

Với trí thông minh của con người, vải microfiber ngày càng có nhiều công năng không ngờ đến. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

ung-dung-vai-microfiber
Microfiber được ứng dụng vào thực tế đời sống như thế nào?

6.1. Trong may mặc

Trong thời trang may mặc, vải microfiber được dùng nhiều nhất để sản xuất đồ thể thao. Bởi chất liệu này có đặc tính hút ẩm tốt phù hợp với những người hay vận động. Trong môn bơi lội còn có riêng một số sản phẩm quần bơi, đồ bơi chuyên dụng. Ngoài ra, các loại áo choàng, áo tắm từ loại vải này cũng rất được ưa chuộng.

6.2. Trong phụ kiện thời trang

Nhắc đến phụ kiện thời trang làm sao có thể bỏ qua những sản phẩm vải microfiber được. Khi kết hợp chúng với chất liệu da, người thợ may có thể tạo ra túi xách, ví, giày dép,… Các thiết kế này vừa độc đáo lại khá bắt mắt.

Ngoài ra, sở hữu khả năng kháng khuẩn, chất liệu này cũng được dùng để sản xuất khăn lau. Theo đó, khăn mềm vừa phải lại hút nước tốt nên khách hàng khá hài lòng.

6.3. Trong sản phẩm cách điện

Ngày nay sản phẩm cách điện sử dụng loại vải này khá phổ biến. Nhờ giữ nhiệt tốt và không hút ẩm nên chúng được dùng để thay thế, khắc phục những khuyết điểm của một số sản phẩm. Ví dụ như các thiết bị hoạt động ngoài trời hay phần lông bên trong túi ngủ. Đặc biệt, microfiber cũng là một nguyên liệu quan trọng để chống nóng cho vỏ xe ô tô.

6.4. Trong sản xuất chăn ga gối

Đây chắc hẳn là ứng dụng nổi trội và thông dụng nhất của vải microfiber. Trong quá trình sản xuất, loại vải này luôn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà chăn ga gối cần có. Thậm chí là vượt trội hơn hẳn về các khoản: kháng khuẩn, kháng ẩm mốc. Không chỉ vậy, thiết kế độ dày thích hợp thì chất liệu này có thể sử dụng cho cả mùa hè nữa đấy.

Bên cạnh đó, màu sắc mẫu mã phong phú giúp bạn có thể thỏa thích lựa chọn theo sở thích của mình. Chăn ga gối đệm vải microfiber hứa hẹn sẽ mang đến cho người sở hữu những giấc ngủ thoải mái và ngon giấc.

6.5. Một số sản phẩm khác

Là một loại vải đa di năng, microfiber còn được biết đến qua các sản phẩm: ghế sofa, găng tay…

7. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản đồ dùng chất liệu microfiber

Những bụi bẩn có bám trên bề mặt vải có thể không nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, bạn nên vệ sinh các sản phẩm vải theo định kỳ và đúng cách.

ve-sinh-vai-microfiber
Loại Vải Microfiber được vệ sinh theo cách hợp lý ra sao?
  • Vải microfiber có độ bền cao, kết cấu không dễ xù lông nên giặt bằng tay hay bằng máy đều được.
  • Đối với chăn, đệm có kích thước lớn khó vệ sinh bạn có thể mang đến các cơ sở vệ sinh chuyên dụng. Giặt bằng tay các sản phẩm này có thể mất nhiều thời gian và không hiệu quả.
  • Vải nên được giặt ở nhiệt độ từ 35 đến 40 độ C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều khiến vải bị ảnh hưởng đến kết cấu.
  • Nên chọn các loại bột giặt ít chất tẩy rửa và độ PH trung bình ở mức 5 đến 6. Sau đó, hòa tan bột giặt với nước trước rồi mới tiến hành giặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước giặt vẫn tốt hơn vì bột giặt có thể bị vón cục.
  • Với kết cấu đặc biệt, vải microfiber khô rất nhanh. Bạn chỉ cần đem phơi ở những nơi thoáng mát, tránh sự tác động nhiệt cao đến vải .
  • Đối với chăn ga gối đệm trước khi bảo quản, bạn có thể giặt sạch với nước xả vải yêu thích. Cách này giúp vải giữ được hương thơm mong muốn.

8. Vải microfiber mua ở đâu uy tín ?

Vải microfiber có giá thành phải chăng được bán phổ biến trên thị trường. Để tìm mua chúng, bạn có thể đến các chợ vải lớn hoặc nhà phân phối lớn tại khu vực. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo qua các ứng dụng mua sắm như: shopee, tiki,..

 

Có thể thấy, vải microfiber mang nhiều công năng khiến những vị khách khó tính nhất cũng phải hài lòng. Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về vải microfiber. Hy vọng qua bài viết này, mọi khúc mắc của bạn xung quanh loại vải này đều đã được giải đáp.

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Lụa Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Viscose Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Denim Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Thô Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Oxford Vải Kate
Vải Hữu Cơ Vải Len Vải Satin Vải Polyester
Vải Modal Vải Thun Lạnh Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Không Dệt Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Dù Vải Kaki
Vải Canvas Vải Jeans Vải Nhung

 

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.899.000
ruột gối bông gòn bi tự nhiên cao cấp hethongnem he thong nem 0846332339
QUÀ TẶNG 0đ - 01 Gối bông gòn cao cấp - 798.000

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat