Vải Jeans Là Gì? Đặc Điểm Và Các Mẫu Phổ Biến Nhất

Vải Jeans luôn được coi là một loại vải dễ mặc với độ bền tương đối cao. Chính vì vậy ứng dụng của nó trong thời trang và đời sống là vô cùng phong phú. Để biết thêm về loại vải tuyệt vời này, hãy cùng Hethongnem.com tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vải Jeans là gì ?

Vải jeans hay còn gọi là vải bò được làm từ chất liệu là sợi cotton Duck. Chất liệu vải jeans khá cứng với sợi cotton thô là chủ yếu. Vải jeans chủ yếu được dệt từ 2 loại sợi vải màu xanh và chàm. 

Vải jeans được ưa chuộng bởi những đặc tính như vô cùng bền bỉ, hiếm khi bị mục, rách dù trải qua nhiều lần giặt giũ. Châu Á được coi là “công xưởng vải jeans của thế giới” với số lượng vô cùng lớn chiếm tới hơn 50% lượng vải jean trên toàn cầu.

vai-jean-la-gi
Vải jeans là gì?

Nguồn gốc ra đời của vải jeans

Đã có rất nhiều gỉ thiết về nguồn gốc của vải jeans nguyên thủy, phổ biến nhất là loại vải này xuất hiện đầu tiên tại các hầm mỏ ở California – Mỹ. Những người công nhân ở đây rất yêu thích loại trang phục bảo hộ lao động này vì chúng có khả năng  bảo vệ rất tốt.

Cha đẻ của chiếc quần jeans ngày nay là ông Levis Strauss và ông Jacob Davis. Nhận thấy tiềm năng của loại vải này, Levis đã đưa ra một quyết định mà sau này đã thay đổi toàn bộ ngành thời trang thế giới. 

Đó là đưa những chiếc quần jeans thô sơ trở thành món đồ thời trang bắt mắt bằng những thiết kế vô cùng độc đáo. Cụ thể, nhằm giảm bớt độ thô cứng của chiếc quần jeans nguyên thủy, ông đã pha thêm vải denim để chất vải được mềm hơn. 

Dù vậy độ bền vẫn là vấn đề khi những chiếc túi quần jean vẫn khá dễ rách. Để khắc phục, Jacob Davis đã giúp Levis Strauss cố định những chiếc túi bằng đinh tán. Và đặt tên cho nó là “ 5 pocket” nghĩa là quần 5 túi. Năm 1873, quần jeans được thương mại hóa và hai ông được nhận bằng sáng chế .

Quy trình sản xuất vải Jeans

  • Sơ chế, cán bông

Cũng giống như các loại vải khác, vải jeans cũng trải qua công đoạn sơ chế, cán bông tạo thành sợi dệt vải. Sau khi thu hoạch, bông sẽ được làm sạch, phơi khô, tách búi rồi được đưa vào máy kéo sợi. Có thể nhuộm hoặc giữ nguyên các sợi bông sau khi đã kéo sợi.

  • Sản xuất vải jeans

Để tăng độ cứng cũng như độ bền cho vải thành phẩm, sau khi cán sợi, bông được nhúng qua lớp keo mỏng sau đó được dệt thành những tấm vải jean cỡ lớn. Từ đó thợ may có thể may thành những bộ trang phục thời trang độc đáo.

  • Thành phẩm

Sau công đoạn dệt thành tấm vải khổ lớn, người ta sẽ loại bỏ chỉ thừa, xơ vải còn sót lại để vải được thẳng và không bị xoắn.             

Phân loại vải jeans phổ biến thị trường

phan-loai-cac-loai-jean

Vải Jean với những mẫu mã khác nhau được phổ biến khắp nơi.      

Skinny Jeans

Skinny jeans hay còn gọi là jeans thun có độ co giãn rất tốt, form ống quần khá nhỏ và ôm sát cơ thể, thường xuất hiện trong các mẫu quần jeans dáng đứng.

Jeans Cotton

Đúng như tên gọi, Jeans cotton là sự pha trộn giữa vải jeans thông thường và vải cotton. Loại vải này không co giãn và chủ yếu được sử dụng cho các mẫu quần rộng với ống lớn.            

Jeans Cotton pha Poly

Để giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng, jeans cotton đã được pha với  sợi poly và spandex. Loại quần này sẽ hạn chế dễ nhăn nhưng khá thô và nóng hơn nếu pha nhiều poly.

Jeans tái chế

Là loại jeans còn thừa lại sau quá trình sản xuất. Thông thường loại vải này sẽ pha thêm 35 đến 65% sợi poly để giảm giá thành và chống nhăn. Vì vậy, có thể chia thành jean 35/65 hoặc 65/35.

Vải jeans thun

Đây là loại vải jean với thành phần hơn 98% cotton tự nhiên và sợi spandex (sợi thun) nên có giá thành tương đối cao. Bù lại, loại vải này thường  mềm mại và co giãn tốt hơn so với chất liệu jean thông thường.  

Vải jeans denim

Jeans denim được sử dụng khá phổ biến trong thời trang nhằm tạo ra những bộ trang phục chất lượng cao, đa dạng kiểu dáng, màu sắc và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đây là một sự pha trộn sáng tạo hoàn hảo thường được các thương hiệu thời trang lớn sử dụng.

Vải denim

Được dệt từ 2 sợi vải xanh chàm và sợi trắng. Loại vải này xuất hiện trước vải jeans (khoảng thế kỷ 17) dùng làm quần áo bảo hộ lao động, rèm cửa và bọc ghế. Denim đặc trưng cho người lao động vì đặc tính bền bỉ và nhưng cũng không kém phần mềm mại.

Ưu nhược điểm của vải jeans

Ưu điểm

Nhược điểm 

  • Rõ ràng, tính ứng dụng của vải jeans vào cuộc sống là vô cùng đa dạng. Chúng thường được sử dụng để may trang phục quần áo và những phụ kiện đi kèm bắt mắt. Màu sắc bắt mắt, cá tính và không bị trộn lẫn luôn là những ưu điểm vượt trội của loại vải này.
  • Độ bền cao: vải jeans luôn được coi là một trong những loại vải có độ bền cao nhất với đặc tính vượt trội như: khó bị  sờn rách, mục sau nhiều lần giặt. Hạn sử dụng có thể lên đến 10 năm hoặc hơn nếu người sử dụng biết bảo quản đúng cách.
  • Hút ẩm tốt: vì có nguồn gốc từ sợi cotton tự nhiên, vải jean có khả năng hút ẩm tốt, vô cùng thoáng mát khi sử dụng đặc biệt là khi lao động. Bên cạnh đó, khả năng giữ nhiệt tốt cũng giúp loại vải này có thể được sử dụng quanh năm.
  • Lâu khô, thoát hơi kém: chất vải dày vừa là điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của loại vải. Vải jeans thường dày, giữ và hút ẩm tốt, nên lâu khô hơn so với các loại vải khác. Nên lưu ý, hạn chế sử dụng vải jeans vào những ngày mưa nhiều, độ ẩm cao. Nếu muốn làm khô nhanh, bạn nên sử dụng chế độ vắt của máy giặt sẽ vô cùng hiệu quả.
  • Co giãn kém: mặc dù được sử dụng để may đồ bảo hộ lao động, nhưng vải jeans không phù hợp cho các hoạt động thể dục, thể thao, các hoạt động đòi hỏi di chuyển nhiều vì đặc tính không co giãn của mình.

Ứng dụng của vải jeans trong đời sống  

Trong thời trang

Từ khi ra đười cho đến ngày nay, vải jeans luôn được ưa chuộng trong ngành thời trang từ các trang phục đơn giản cho đến cả các bộ đồ cao cấp với giá cao ngất ngưởng. Bên cạnh đó, vải jeans cũng mang phong cách tự do, cá tính cho người sử dụng.

Các sản phẩm tiêu biểu: quần jeans, áo khoác, váy, đầm, túi xách, giày thể thao.

Trong sinh hoạt

Bên cạnh đó, vải jeans còn được dùng để trang trí nội thất, bọc sofa, ghế lười, rèm, trong sản xuất chăn ga gối đệm. 

Sự khác nhau giữa vải denim và jeans    

Mọi người sẽ rất hay nhầm lẫn giữa vải denim và vải jeans vì tính chất khá giống nhau của chúng. Vì vậy hãy cùng phân biệt hai loại vải như sau:

su-khac-nhau-cua-vai-jeans-va-denim
Vải Jeans có gì khác nhau so với các loại vải Denim?

Vải denim 

Vải denim xuất hiện từ rất sớm vào đầu thế kỷ 17 tại Pháp. Denim là loại chất liệu khá bền may từ vải cotton cứng với các sợi đan chéo, trong đó một sợi ngang nằm dưới hai hoặc nhiều hơn sợi dọc. 

Vải denim thường được sử dụng để may rèm, bọc ghế sofa hoặc các đồ vật khác trong gia đình vì độ bền tương đối cao.

Vải jeans

Khác với vải denim, vải jeans được dệt từ 2 loại sợi cùng màu xanh chàm từ đó có màu chàm đặc trưng. Vải jeans mềm mại và bền bỉ hơn so với denim. Vì vậy, chúng hay được dùng để sản xuất các loại trang phục và các đồ trang trí. 

Vải jeans denim: sự kết hợp hoàn hảo

Để tận dụng điểm mạnh của cả hai loại vải trên, các chuyên gia đã pha trộn chúng lại với nhau và cho ra loại vải jeans denim cao cấp. Jeans denim được các thương hiệu cao cấp sử dụng bởi ưu điểm là có thể may các trang phục vô cùng đa dạng kiểu dáng, màu sắc và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.                    

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải jeans đúng cách                       

Lưu ý vệ sinh          

Bất chấp sở hữu độ bền cực cao vải jeans vẫn cần bảo quản và sử dụng đúng cách để duy trì độ bền và an toàn cho người dùng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ hữu ích:

  • Nên giặt vải jeans ngay khi mới mua để loại bỏ đi bụi vải cũng như chất nhuộm còn sót lại trên bề mặt.
  • Nên phơi ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp. 
  • Nên lộn trái trang phục trước khi phơi để đảm bảo độ bền màu.
  • Thường xuyên kiểm tra để tránh để vải jeans bị ẩm mốc, tạo điều kiến cho  vi sinh vật có hại phát triển ảnh hưởng đến người sử dụng.      

Bảo quản

  • Cho đồ Jean vào tủ lạnh

Muốn giúp quần jeans lâu bị bạc màu hơn, việc của bạn là cho nó vào trong tủ lạnh. Hơi mát từ tủ lạnh không chỉ giúp quần bền đẹp như mới, mà còn giúp quần thêm cứng cáp, không bị bạc màu và khử sạch các loại  mùi hôi khó chịu,

  • Cách bảo quản quần jean với nước muối

Khi mới mua các loại quần áo từ vải Jeans, bạn không nên giặt ngay với xà phòng mà  nên sử dụng nước muối loãng và ngâm trong vài giờ. Việc làm này sẽ tạo một lớp bảo vệ cho vải, từ đó tránh cho quần không bị phai màu trong quá trình sử dụng. 

Cách làm là bạn hãy lấy một vài muỗng muối bỏ vào chậu nước lạnh rồi khuấy đều và ngâm quần vào hỗn hợp trong khoảng 1 giờ. Sau đó vớt quần ra  và giặt lại với nước sạch một cách nhẹ nhàng bằng tay.

  • Cách bảo quản quần Jean với giấm

Ngoài việc sử dụng muối, bạn cũng có thể sử dụng giấm để ngâm với tác dụng gần như tương tự. Cho một chút giấm vào rồi khuấy cho đều với nước và ngâm quần jeans vào đó khoảng  tiếng.

Sau khi ngâm, bạn nên đem giặt với xà phòng để khử bớt mùi của giấm đi. Kết quả là chiếc quần jeans của bạn sẽ luôn giữ màu lâu nhất có thể . Đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ hết lớp giấm trên chiếc quần nếu không muốn mùi của nó ám lại trong một thời gian dài.

Địa chỉ mua vải jeans uy tín chất lượng

Dưới đây là một số khu chợ nổi tiếng chuyên bán các loại vải chất lượng cao trong đó cs vải jeans:

  • Chợ Vải Soái Kình Lâm

Địa chỉ: 545 Trần Hưng Đạo, Phường 14, Quận 5, TP. HCM

Giờ mở cửa: 7:30 – 16:30

  • Chợ Phú Thọ Hòa

Địa chỉ: : Đường Phú Thọ Hòa, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM

Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00

  • Chợ Kim Biên

Địa chỉ: 37 Đường Vạn Tượng, Phường 13, Quận 5, TP. HCM

Điện thoại: 028 3855 1557

Giờ mở cửa: 6:00 – 21:00

  • Chợ Tân Định

Địa chỉ: 336 Hai Bà Trưng, Tân Định, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 028 3820 1272

Giờ mở cửa: 6:00 – 18:00

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chất liệu vải jeans cũng như những ứng dụng tuyệt vời của loại vải thông dụng này. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có thể lựa chọn các sản phẩm từ vải jeans chất lượng nhất phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân. 

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Cordura Vải Nylon Vải Lụa Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Viscose Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Denim Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Thô Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Oxford Vải Kate
Vải Microfiber Vải Len Vải Satin Vải Polyester
Vải Modal Vải Thun Lạnh Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Không Dệt Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Dù Vải Kaki
Vải Canvas Vải Hữu Cơ Vải Nhung
5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat