Vải Cordura Là Gì? Tính Ứng Dụng Đa Dạng Trong Cuộc Sống

Nói về độ bền chắc của các loại vải trên thị trường, hiếm có loại nào vượt qua được vải Cordura. Chất liệu này mang nhiều đặc điểm thú vị và khá thông dụng trong cuộc sống của mỗi người. Vậy vải Cordura nhìn trông như thế nào? Chất liệu này có thực sự bền như lời đồn? Hãy cùng hethongnem.com đi khám phá tất tần tần những sự thật về chất liệu Cordura ở bài viết bên dưới nhé!

1.Vải Cordura là gì?

Vải Cordura là loại vải được tạo nên từ sợi tổng hợp. Loại vải này nằm trong bộ sưu tập của một công ty tại Mỹ có tên Ivista. Các nhà thiết kế thường lựa chọn chất liệu vải này trong những sản phẩm cần có độ bền và linh hoạt. Điển hình như sản xuất balo, đồ leo núi hay các bộ đồ quân đội.

Bên cạnh đó, đặc trưng của chất vải Cordura là khả năng chống trầy xước, chống thấm nước và khó bị xé rách. Cũng vì thế mà một số bộ quần áo quân sự thời xưa vẫn còn lưu giữ được đến nay. Ở hiện tại, các thông số kỹ thuật về vải cho trang phục quân đội Mỹ hầu hết đều dựa trên chất liệu Cordura này.

vai-cordura-la-gi
Vải Cordura Là Gì?

2. Nguồn gốc ra đời của Vải Cordura

Khi mới ra đời năm 1929, loại vải Cordura được biết đến như một loại vải nhân tạo. “Cha đẻ” của chúng chính là công ty DuPont. Mãi sau này mới thuộc quyền sở hữu của công ty Ivista, tập đoàn Koch. Cũng chính những khoảng thời gian chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, loại vải này được biết đến nhiều hơn. Phổ biến nhất là được quân đội Mỹ ứng dụng để làm lốp xe.

Đến năm 1966, sự phát triển của loại vải này có vẻ chững lại. Bởi sự ra đời của chất liệu nylon lúc đó có phần vượt trội hơn nên đã thay thế nhiều ứng dụng của Cordura. Khoảng 10 năm sau đó, nhiều ứng dụng thương mại mới được mở ra khi người ta đã nghiên cứu được cách nhuộm Cordura. 

Bước sang năm 1979, chất liệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sản xuất hành lý với sản lượng lên tới 40%. Cho tới hiện tại, điểm riêng biệt ở vải Cordura vẫn được nhiều thương hiệu tin tưởng lựa chọn.

Đến năm 1980 cũng là năm đánh dấu sự bước thành công đầu tiên của loại vải này. Khi đó, thương hiệu Eastpak đã đi tiên phong trong việc sử dụng Cordura cho túi xách của hãng. Tiếp đến là chất liệu 1000D Cordura Nylon cũng được đưa vào. Đến với thập niên cuối của thế kỉ XX, các loại vải Cordura 1000D, Cordura 500D đã được Châu Âu dùng để sản xuất quần áo bảo hộ.

Tính đến nay, vải Cordura ngày càng được tin dùng nhiều hơn trong may mặc. Không chỉ bởi khả năng chống rách mà chất liệu này còn sở hữu trọng lượng nhẹ và đẹp mắt. Bên cạnh đó, còn có thêm nhiều loại khác nữa như: Cordura Baselayer, Cordura Duck.. Một số sản phẩm được tạo ra còn chuyên dụng cho quân đội.

3. Đặc điểm cấu tạo vải Cordura

Cordura có chất liệu sợi tổng hợp tương tự như các loại vải kiểu nylon. Kết cấu đặc biệt này giúp vải cordura được mệnh danh là vải siêu bền. Minh chứng là sự bền bỉ của chúng gấp 4 lần so với chất liệu polyamide. Không chỉ không bị bào mòn khi sử dụng mà màu của vải Cordura bám rất chắc sau khi nhuộm. Vì thế, dù sử dụng lâu dài nhưng các sản phẩm từ vải này vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ vốn có. 

Chưa dừng lại ở đó, các đặc tính nhẹ, chống thủng, chống xước của loại vải này kết hợp lại vô cùng ăn ý. Cũng vì thế mà Cordura trở thành vật liệu lí tưởng để sản xuất quần áo ngoài trời, đồ quân sự.

4. Ưu nhược điểm của vải Cordura

Uu-nhuoc-diem-cua-cordura
Tất tần tật những ưu, nhược điểm của vải cordura này?

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Độ bền cao

Đây chắc hẳn là ưu điểm có thể cảm nhận ra đầu tiên khi cầm loại vải Cordura. Kết cấu dệt đan xen của vải tạo độ dày nhất định cho vải. Bên cạnh đó, chúng còn được nhận xét là bền hơn 4 lần so với các chất tương tự. Không chỉ vậy, ở một số thí nghiệm còn chứng minh vải Cordura có thể chịu được 7600 vòng quay Stoll. Cũng vì thế mà chất liệu này luôn được tin dùng trong trang phục quân đội từ xưa đến nay.

  • Chống trầy xước tốt

Đây cũng là một ưu việt được nhiều khách hàng hài lòng. Các vết xước trên vải sẽ là nỗi lo của nhiều loại vải bởi nó làm giảm đi phần nào tính thấm mỹ. Tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn sẽ được giải quyết với chất liệu Cordura. Với công nghệ dệt hiện đại, vải Cordura được sản xuất ra có cấu trúc từng sợi vải chặt chẽ không có một lỗ hổng nào. Vì vậy, các tác động bên ngoài khó lòng mà gây ra trầy xước cho vải.

  • Chống thủng

Như đã biết, vải Cordura khá dày và khả năng chịu lực cực đỉnh. Vì vậy, chất liệu này rất khó có thể chọc thủng hay xé rách được. Ưu việt đáng kể này cũng phần nào lý giải tại sao các thiết kế balo, hành lý lại chuộng loại vải này đến vậy.

  • Tuổi thọ cao

Có thể thấy, ưu điểm này được suy ra từ những đặc tính bền, chắc, khó xé rách của vải. Nếu bạn đang cần một loại vải có thời gian sử dụng lâu dài thì vải Cordura là gợi ý không tồi đấy.

  • Ít co giãn 

Độ bền chắc của kết cấu cũng khiến vải Cordura có khả năng co giãn kém. Thậm chí còn không thể kéo giãn được chất liệu này.

  • Không có khả năng chống thấm nước hiệu quả 

Khi nước hay chất lỏng khác khi tiếp xúc với chất liệu Cordura sẽ đọng lại trên bề mặt vải. Sau đó lâu dần mới thấm vào bên trong và thời gian khô cũng lâu hơn. Theo đánh giá khách quan thì nhược điểm này cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến các tính năng của sản phẩm làm từ chất liệu này. 

5. Phân loại vải Cordura phổ biến

Mỗi một công ty, nhà máy sản xuất vải Cordura sẽ có những công thức tỷ lệ nguyên liệu riêng biệt .Vì thế, vải Cordura trên thị trường vải được phân ra thành siêu nhiều loại. Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau, cùng tìm hiểu nhé.

cac-loai-cordura-fabric
CORDURA FABRIC bao gồm những loại nào?

5.1. CORDURA® AFT Fabric

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc Cordura Fabric là gì và khác gì so với Cordura. Thực chất, Cordura Fabric là dùng để chỉ các loại vải được phân loại từ Cordura. Và CORDURA® AFT Fabric là một trong số đó.

CORDURA® AFT Fabric sử dụng 2 thành phần chính có độ bền cao là sợi nylon và sợi PET. Cũng vì thế mà độ bền của chất liệu này được đánh giá gấp 1,2 lần loại vai đan PET thông thường. Chất liệu này được biết đến với ưu điểm nổi bật là độ thoáng khí cao. Kết hợp đủ các đặc tính bền, dai, thoáng khí giúp chất liệu này có mặt nhiều trong các loại giày thể thao.

5.2. CORDURA® Baselayer Fabric

Đây là một loại vải khá đặc biệt vì được chuyên dùng cho quân sự. Để được dùng làm trang phục chuyên dụng như thế, loại vải này phải đạt nhiều tiêu chí khắt khe. Điển hình như: có độ bền cao, không tan chảy, thấm hút tốt, dễ chịu,….

5.3. CORDURA® Classic Fabric

Nổi bật nhất của loại vải này chính là khả năng chống mài mòn đỉnh cao. CORDURA® Classic Fabric có thành phần chính từ sợi nylon 6-6. Đây có thể nói là một loại sợi siêu bền và dai. 

5.4. CORDURA® Denim Fabric

Chắc hẳn người dùng khá quen thuộc với những chiếc quần Jean sành điệu và thời trang. Và CORDURA® Denim Fabric chính là loại vải sản xuất ra quần Jean đó. Chất liệu này được đánh giá khá cao bởi có khả năng co giãn và mang lại độ tự nhiên khi mặc.

5.5. CORDURA® Canvas / Duck Fabric

Có thể bạn chưa biết, loại vải CORDURA® Canvas / Duck Fabric rất được thông dụng trong sản xuất quần áo. Những thiết kế từ chất liệu này đều nhận được sự hài lòng của người mua bởi khá bền và dễ phối đồ.

5.6. CORDURA® EcoMade Fabric

Đây cũng là loại vải được đánh giá là có độ bền cực kì cao. Điểm đặc biệt của loại vải này là chúng được làm từ vật liệu tái chế. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm từ chất liệu này cũng như góp phần bảo vệ sự xinh đẹp cho môi trường.

5.7. CORDURA® HP Fabric

Nói về các chất liệu có đặc trưng là bền và cứng thì không thể bỏ qua cái tên CORDURA® HP Fabric. Đây là một trong những chất liệu cao cấp được biết đến nhiều qua các sản phẩm túi xách, balo leo núi.

5.8. CORDURA® 4EVER™ Fabric

Khác biệt hơn nhiều so với các loại trước, CORDURA® 4EVER™ Fabric có chất liệu là vải bông. Đây cũng được xem như là một đột phá của vải cordura. Mang đến cho người dùng sự mềm mại thoải mái nhưng vẫn giữ được cấu trúc bền chắc. 

5.9. CORDURA® NYCO Fabric

Đây là một chất liệu không quá mới nhưng vẫn rất được nhiều người ưa thích. Đặc tính nổi bật của chất liệu này là trọng lượng siêu nhẹ và rất bền chắc. Chính vì vậy mà chúng được ưu tiên sử dụng trong các bộ đồ quân đội hoặc bảo hộ lao động.

5.10. CORDURA® Lite/Lite Plus Fabric

Đây là loại vải vẫn giữ được độ cho đến ngày nay. Chúng cũng được dùng khá thông dụng để sản xuất túi xách, hành lý. Bên cạnh đó chất liệu siêu nhẹ cũng giúp loại vải này nhanh chóng được đón nhận từ khi ra mắt.

5.11. CORDURA® Naturalle™ Fabric

CORDURA® Naturalle™ Fabric chắc hẳn là chất liệu không còn xa lạ gì với những xưởng may lâu đời. Chất liệu của chúng được đánh giá là phiên bản thứ 2 của chất liệu cotton. Cũng vì thế mà người tiêu dùng khá yên tâm khi lựa chọn.

5.12. CORDURA® UltraLite Fabric

Đặc trưng của chất liệu này khiến nhiều người rất thích đó là siêu nhẹ. Vì vậy mà CORDURA® UltraLite Fabric được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt là với những người hay hoạt động, mang vác.

5.13. CORDURA® Combat Wool™ fabric

Chất liệu này nổi bật với độ mềm mại, nhẹ nhàng như len. Bởi thế mà chúng trở thành một loại vải đa di năng với nhiều công năng phục vụ con người.

6. Ứng dụng của vải Cordura trong đời sống

Chất liệu Cordura mang nhiều công năng nổi trội nên khá dễ dàng bắt gặp. Có thể điểm qua như: túi xách, lều bạt, đồ bảo hộ lao động, quần Jean,…

7. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải cordura

Vải Cordura khi vệ sinh và bảo quản cần lưu ý một vài điều sau:

  • Vệ sinh vải ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 30 đến 40 độ C.
  • Khi bị dính bùn đất thì có thể ngâm nước và làm sạch bằng xà phòng dịu nhẹ.
  • Khi bị dính các vết dầu mỡ thì nên làm sạch bằng dung môi sạch khô trước.

Độ bền của vải Cordura thật ấn tượng phải không nào. Chắc hẳn, trong tương lai khó có loại vải nào có thể thay thế được vị trí của Cordura. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã trang bị thêm cho mình được những kiến thức mới về loại vải lí thú này.

Một số chất liệu vải khác bạn có thể tham khảo:

Vải Hữu Cơ Vải Nylon Vải Lụa Vải Gấm
Vải Acrylic Vải Lót Vải Viscose Vải Linen
Vải Jacquard Vải Phi Lụa Vải Denim Vải Tuyết Mưa
Vải TC Vải Tencel Vải Thô Vải Nỉ
Vải Simili Vải Cashmere Vải Oxford Vải Kate
Vải Microfiber Vải Len Vải Satin Vải Polyester
Vải Modal Vải Thun Lạnh Vải Voan Vải Cotton
Vải Spandex Vải Không Dệt Vải Đũi
Vải Sợi Tre Vải Dù Vải Kaki
Vải Canvas Vải Jeans Vải Nhung
5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.899.000
ruột gối bông gòn bi tự nhiên cao cấp hethongnem he thong nem 0846332339
QUÀ TẶNG 0đ - 01 Gối bông gòn cao cấp - 798.000

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat