Vải Acrylic được biết đến là một cái tên khá lạ lẫm với nhiều người khi nhắc tới các dòng vải nhân tạo. Tuy nhiên, loại vải này trên thực tế lại được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong lĩnh vực may mặc hay đồ dùng trong gia đình. Vậy, để hiểu rõ hơn về vải sợi Acrylic cũng như những đặc tính của nó. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của hethongnem.com nhé!
Chất liệu vải Acrylic là gì?
Vải Acrylic là loại vải được hình thành từ chất liệu polymer tổng hợp tên Acrylonitrile. Đây là một loại sợi nhân tạo tổng hợp. Được sử dụng cực kỳ mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ dệt kim.
Chất liệu vải Acrylic được sản xuất bằng cách thực hiện phản ứng than hoặc các hoá chất dầu mỏ. Cùng một số hoá chất khác nhau giúp tăng khả năng hấp thụ chất nhuộm cũng như đặc tính cho thành phẩm vải.

Nguồn gốc ra đời của vải sợi Acrylic
Vải sợi Acrylic ra đời vào năm 1940, là sản phẩm của một tập đoàn của Mỹ mang tên Dupont. Đây là địa chỉ phát minh hàng loạt các loiaj vải nhân tạo nổi tiếng như polyester và nylon. Việc vải Acrylic ra đời tại Dupont là một bước ngoặt phát triển cực lớn trong thị trường dệt may của thế giới bấy giờ.
Ngay từ khi ra đời, vải Acrylic vẫn chưa được chú ý nhiều. Mãi cho đến năm 1950 loại vải này mới được trở nên rộng rãi so với nhiều mặt hàng vải tổng hợp lúc đó. Sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của hàng loạt các sản phẩm. Sản phẩm từ sợi cotton, nylon hay polyester đã làm vải Acrylic khó tiếp cận được người tiêu dùng.
Vào những năm 1970, chất liệu vải Acrylic phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc cùng với những nước tại Đông Nam Á. Sau dần, tập đoàn Dupont đã đánh mất vị thế của mình khi Mỹ giảm lượng tiêu thụ. Và chính các công ty ở Châu Á đã nhanh chóng thay thế vị trí đó.
Quy trình sản xuất sợi vải Acrylic
Để sản xuất loại vải nhân tạo tổng hợp này, người ta tiến hành theo 3 bước cụ thể như sau:
Tạo sợi
Bước đầu tiên trong quy trình là tạo sợi. Các nhà sản xuất sẽ tiến hành cho phản ứng trùng hợp với gốc tự do là polypropylene để tạo ra acrylonitrile. Những sợi polymer sẽ tiến hành hòa tan với dung môi mạnh là natri thiocyanate hay DMF.
Thông qua máy trộn, các gel sẽ được hình thành, chung được đông tụ trong dung dịch cùng dung môi. Đây là bước kéo sợi ướt. Với quy trình kéo sợi khô cũng được làm tương tự nhưng sử dụng bằng cách làm bay hơi dung mỗi khi khí trơ được làm nóng trước đó. Đây là cách được đánh giá là an toàn cũng như thân thiện với môi trường hơn các truyền thống.
Kéo sợi
Sau khi đã tạo sợi thành công, sợi Acrylic sẽ được làm sạch, mang kéo dài và giãn ra thành những sợi mỏng hơn và dài hơn. Đây là bước cực kỳ quan trọng và cần thiết để có thể cho ra thành phẩm vải dệt mảnh và hiệu quả khi sử dụng.
Đồng thời, việc kéo sợi dài thành nhiều phần kích thước ban đầu giúp cho nhà sản xuất có thể giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, hơn nữa lại có hiệu suất thành phẩm cao hơn đáng kể so với làm mới.
Dệt vải Acrylic
Sợi vải sau khi được kéo đủ theo yêu cầu về kỹ thuật sẽ được đưa toàn bộ lên phần ống cuộn rồi chuyển tới khu vực dệt may để tiến hành dệt. Từ đó, có thể dệt thành những mặt hàng may mặc, những sản phẩm dùng cho các đồ vật cần thiết hay bán cho các xưởng may lớn với các đơn yêu cầu đặt hàng trước đó.
Ngoài ra, có một điểm đặc biệt là tại các khu vực dệt may thì công nhân hoàn toàn có thể được phép thay đổi cấu trúc của sợi Acrylic cùng với thuốc nhuộm hay những phương pháp hiện đại khác. Việc này có thể làm nâng cao chất lượng thành phẩm hạn chế rủi ro và các sản phẩm kém chất lượng khi sản xuất.
Các loại vải Acrylic phổ biến
Vải Acrylic hiện nay trên thị trường đang phát triển rất nhiều các sản phẩm tương tự cùng họ. Vì thế, để nhận biết và dễ dàng phân biệt hơn, các loại Vải acrylic đã được chia làm 4 loại chính như sau:

Vải Acrylic thường
Vải Acrylic thường hay còn gọi là vải Acrylic nguyên chất. Loại vải này chứa tới 85% acrylonitrile trở lên.
Vải Modacrylic
Modacrylic là một biến thể của Acrylic thường được pha thêm polymer trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của loại vải này chính là khả năng chống nhăn cực tốt, độ bền cao, dẻo sai hơn so với Acrylic nguyên chất.
Hơn thế nữa, Modacrylic còn đặc biệt chống cháy tốt và chống mài mòn hiệu quả so với chất liệu vải Acrylic truyền thống. Sử dụng các sản phẩm từ vải Modacrylic cũng có form dáng tốt và đảm bảo độ bền hơn.
Vải Nytril
Vải Nytril chứa vinyliden clorua là thành phần chính. Loại vải này xuất hiện tại Hoa Kỳ kể từ năm 1960. Trước đó thì loại vải này cũng đã được xuất hiện sản xuất tại rất nhiều các quốc gia ở châu Á. Tuy nhiên, sở hữu đặc tính khá khó nhuộm nên chất liệu vải Nytril không được sử dụng phổ biến trên thị trường vải thế giới.
Vải Lastrile
Lastrile là loại vải được tạo thành từ cách phối hợp trộn giữa chất acrylonitrile với diene, được sử dụng cực kỳ phổ biến, do có sự đàn hồi cao, sản phẩm chất lượng. Vải Latrile được sử dụng phổ biến như với chất liệu vải Acrylic.
Ưu nhược điểm của vải Acrylic
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Thông thường sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm thì người tiêu dùng phản ánh thấy hiện tượng xù lông. Hiện tượng này sẽ xuất hiện các hạt xoắn trên khu vực bề mặt vải nên khá mất thẩm mỹ. Có thể dùng máy cắt lông để khắc phục tình trạng này.
Tuy là một sản phẩm có độ bền cao nhưng vải Acrylic thường có tình trạng bai giãn hoặc chảy xệ sau thời gian dài sử dụng.
Vải Acrylic chỉ được khuyến khích sử dụng trong điều kiện thời tiết mát mẻ, lạnh. Nếu sử dụng vào mùa hè thường nóng, bí và cực kỳ khó chịu khi phải tiếp xúc với da. Vì chất liệu vải này không đem đến cảm giác mềm mịn tự nhiên. . |
Một số ứng dụng của vải Acrylic trong cuộc sống

Trong may mặc, thời trang
Với giá thành tương đối rẻ và hợp lý, người tiêu dùng thường lựa chọn các sản phẩm từ vải Acrylic để thay thế cotton hoặc len trong mùa đông để giữ ấm. Các sản phẩm thời trang này cũng có các mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng cực kỳ đa dạng. Phù hợp với mọi nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay như: các loại áo giữ ấm, áo khoác lông thú, quần dài,…
Trong sản xuất công nghiệp
Sợi vải Acrylic là thành phần khá quan trọng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để tạo nên sợi carbon. Tuy nhiên với đặc tính dễ cháy nên sợi Acrylic cũng hạn chế sử dụng trong ngành này. Nhằm để tránh gây ra các hiện tượng cháy nổ không đáng có.
Vật liệu để đan len
Vải Acrylic còn được dùng làm vật liệu để đan len bằng tay. Rất nhiều bạn đã tận dụng vải Acrylic để tạo ra các sản phẩm riêng theo sở thích bản thân. Chẳng hạn như: giày len, khăn len, mũ len hay các loại áo quần từ len cực kỳ sáng tạo và thú vị mà tiết kiệm tối đa chi phí mua một sản phẩm mới.
Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải chất liệu Acrylic
- Nên giặt các sản phẩm từ vải Acrylic bằng nước ấm để vải không bị giãn hay chảy xệ. Nếu sử dụng nước lạnh sẽ khiến vải bị mất đi cấu trúc form dáng ban đầu.
- Dùng túi giặt nếu cho sản phẩm vào giặt máy. Việc này giúp bảo vệ chất lượng của vài, tránh cho vải không bị xù lông và tăng tuổi thọ của sản phẩm.
- Tránh phơi sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy có khả năng chịu nhiệt tốt, nhưng không có nghĩa bạn phơi trực tiếp sản phẩm dưới ánh nắng gay gắt trong thời gian dài. Việc này khiến sợi vải bị khô, mang đến cảm giác không thoải mái.
- Bảo quản các sản phẩm vải Acrylic ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh không khí ẩm.
Địa chỉ mua vải Acrylic uy tín, giá tốt ?
- Chợ Kim Biên: Đường Vạn Tượng, Phường 13, Quận 5, TP. HCM.
- Chợ vải Lê Minh Xuân: Địa chỉ: Đường Lê Minh Xuân, quận Tân Bình, TP. HCM.
- Chợ vải Soái Kình Lâm: 481 Trần Hưng Đạo B, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh.
- Cửa hàng vải Hương: 57 Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM.
Nói tóm lại tuy Acrylic là một chất liệu vải khá nóng và thô, không thân thiện với môi trường. Nhưng với giá thành rẻ thì người tiêu dùng có thể cân nhắc lựa chọn hợp lý. Tuỳ từng nhu cầu và khả năng chi trả. Hy vọng bài viết trên của hethongnem.com đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về loại vải acrylic này nhé!